Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị cử tri huyện Điện Biên

Thứ Ba, 17/09/2019, 06:57 [GMT+7]

Điện Biên TV - Trong đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên nhận được một số ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Điện Biên đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn về chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý trong cơ sở giáo dục, sau khi thực hiện việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng.

1

Sau khi Đoàn ĐBQH tỉnh chuyển kiến nghị của cư tri huyện Điện Biên. Đến ngày 26/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Văn bản số 3685/BGDĐT-QLCL ngày 22/8/2019; 3691/BGDĐT-NGCBQLGD; 3692/ BGDĐT- NGCBQLGD trà lời kiến nghị cử tri huyện Điện Biên như sau.

Nội dung kiến nghị:

Thực hiện việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo tình thần Nghị quyết 19-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng, hiện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện sáp nhập mội số trường học thành trường học có nhiều cấp học, theo quy định đối với trường học có dưới 18 lớp thì có 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng.

Việc bố trí 01 Phó Hiệu trưởng gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, quản lý, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Kiến nghị quy định thống nhất đảm bảo mọi cấp học trong trường học có nhiều cấp có đủ Phó Hiệu trưởng phụ trách mỗi cấp học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Việc xác định số lượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông thực hiện theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng ngưòi làm việc trong các cơ sở giáo đục phổ thông công lập. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, số lượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được áp dụng theo cấp học cao nhất có trong nhà trường và được tính trên tổng số lóp của các cấp học.

Hiện nay, các địa phương trên cả nưóc đang thực hiện việc sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng nhằm thu gọn, giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và tinh giản biên chế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị, trong quả trình sắp xếp, sáp nhập các cơ sở giáo dục thì đối với những trưòng có 18 lớp (bao gồm số lớp của tất cả các cấp học) trở xuống, tỉnh Điện Biên cần phải xác định mỗi cấp học có một lãnh đạo nhà trường phụ trách và có hưóng dẫn cụ thể việc phân công nhiệm vụ, làm rõ trách nhiệm quản lý đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưỏng ở những trường này để lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn

Nội dung kiến nghị:

Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có chế độ, chính sách quản trú cho cán bộ quản lý, giảo viên công tác ở trường có học.sinh bán trú vùng đặc biệt khó khăn nhưng không phải là trường Phổ thông Dận tộc bán trú

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, trường, lóp dành cho người tàn tật, khuyết tật ngoài việc được hường các chế độ, chính sách chung của nhà giáo còn được hưởng các chính sách quy định tại Nghi định, số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối vơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vụng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn (Nghị định số 61) và Thông tư liên tịch số 06/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và BỘ Tài chính về việc hướng dẫn thục hiện Nghị định số 61.

Do đặc thù vùng miền, một số địa phương có loại hình trường có học sinh học bán trú nhưng không thuộc trường bán trú theo quy định thì không dược hưởng chế độ chính'sách quý định tại các văn bản nêu trên. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ chính sách phù họp về việc này. Trước mắt, địa phương có thể huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cho học sinh bán trú và Giáo viên tham gia quản lý học sinh bán trú.

Nội dung kiến nghị:

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn về công nhận trường đạt chuẩn quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục đổi với trường tiểu học và trung học cơ sở sau khi sáp nhập. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Ngày 22/8/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học, Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Nhằm hưóng dẫn cụ thể các địa phương thực hiện hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, ngày 26/10/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4940/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2018-2019; ngày 28/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạò đẩ ban hành Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở Giáo dục phổ thông  (Bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học)

Trong năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở Giáo dục phổ thông phục vụ công tác công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông (giáo viên tiểu học và trung học cơ sở) của 63 sở giáo dục và đảo tạo.

Như vậy, các quy định và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục đã có đủ đối với các loại hình trường. Trong đó, đối với loại hình trưòng được sáp nhập bởi trường tiểu học và trung học cơ sở thực hiện công tác công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng Giáo dục theo thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT và công văn số 5932/BGDĐT-QLCL./.

 

 

BT/DIENBIENTV.VN

.