Để những hiện vật trong Chiến dịch Điện Biên Phủ sống mãi với thời gian.

Thứ Bảy, 06/05/2017, 16:28 [GMT+7]

Điện Biên TV - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử, nhưng những dấu tích của Chiến dịch vẫn hiện hữu tại mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ.

Ngoài quần thể di tích thì những hiện vật, kỷ vật trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là cơ sở tái hiện phần nào về một chiến dịch đem lại chiến thắng: "Lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu" trong chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam. Do đó, việc gìn giữ và lưu truyền giá trị của những hiện vật luôn được tỉnh ta, trực tiếp là ngành Văn hóa tỉnh luôn quan tâm và thực hiện bằng nhiều cách làm cụ thể.

1
Xe cút kít của dân công Trịnh Định Bầm ở xã Định Liên huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa - Một hiện vật quý trong Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

 

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nơi lưu giữ hầu hết các hiện vật, kỷ vật của chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 63 năm. Các hiện vật, kỷ vật đã được phát hiện và hiến tặng đều được lưu giữ một cách cẩn trọng như thế này.

Với hơn 4 nghìn hiện vật được trưng bày tại đây đã giúp cho mọi tầng lớp Nhân dân trong tỉnh cũng như du khách được thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Qua đó họ cũng hình dung ra được ít nhiều về chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây hơn nửa thế kỷ.
 
Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các hiện vật, kỷ vật trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng đã thực hiện nhiều việc làm cụ thể trong nhiệm vụ sưu tầm, lưu giữ, bảo quản hiện vật của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
 
Để những hiện vật đảm bảo vẹn nguyên, lâu dài, thể hiện tốt giá trị lịch sử, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ thường xuyên vệ sinh, xử lý, bảo dưỡng các hiện vật bằng nhiều biện pháp phù hợp. Đơn cử như việc bảo quản trị liệu bằng hóa chất là cách thường được thực hiện để hạn chế sự xuống cấp của hiện vật. Biện pháp này phù hợp với tất cả các hiện vật thuộc chất liệu kim loại và thường được bảo quản trị liệu 5 năm 1 lần.

images1053782_Untitled_1 copy.jpg
Hình ảnh Anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng và Anh hùng Phan Đình Giót - người đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

Bên cạnh đó, việc vệ sinh, duy trì nhiệt độ tại kho và các gian, phòng, nhà trưng bày hiện vật cũng được thực hiện nghiêm ngặt để tránh các tác nhân gây hại như nấm, mốc.v.v. Đồng thời đề ra những quy định riêng đối với cán bộ, nhân viên của Bảo tàng cũng như du khách để hiện vật được gìn giữ an toàn.
 
Qua việc lưu giữ, trưng bày hiện vật của chiến dịch Điện Biên Phủ đã góp phần quan trọng trong phát huy hiệu quả giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống đối với thế hệ hôm nay và mai sau trong cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng./.
 

 

Lê Dung

.