Đề cương tuyên truyền kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Thứ Năm, 02/12/2021, 13:47 [GMT+7]

Điện Biên TV - Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra trong 16 ngày, kỳ họp chia thành hai đợt, kết hợp họp trực tuyến và tập trung. Kỳ họp tiếp tục thực hiện đổi mới, rút ngắn thời gian họp so với các kỳ họp cuối năm của Quốc hội nhưng bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng quy định.

Đây là kỳ họp diễn ra trong bối cảnh dịch Covid -19 ở nước ta cơ bản được kiểm soát, các địa phương đang từng bước triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, có hiệu quả phòng, chống dịch Covid -19, tập trung khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, tạo xung lực mới, khí thế mới cho việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Điện Biên TV đăng tải nội dung kết quả kỳ họp và định hướng công tác tuyên truyền do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Văn phòng Quốc hội soạn thảo tới bạn đọc.

1
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Internet)

Tiếp theo...

4. Giám sát tối cao

4.1. Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến các vấn đề về chiến lược phòng, chống dịch, vắc xin, quản lý giá xét nghiệm, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế, năng lực của hệ thống y tế cơ sở, đội ngũ cán bộ y tế; việc thực hiện các gói hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội, giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động, bảo vệ quyền trẻ em, công tác cứu trợ, thiện nguyện; bảo đảm chất lượng dạy và học, an toàn trường học, y tế học đường, tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia; giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, việc phân bổ, giao kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác đã tham gia trả lời, giải trình làm rõ thêm vấn đề chất vấn. Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt Chính phủ báo cáo làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Kết quả phiên chất vấn cho thấy, các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn là xác đáng, phù hợp với thực tế, được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng, tranh luận sôi nổi. Các vị đại biểu Quốc hội thể hiện sự tâm huyết, tinh thần làm việc nghiêm túc, chất vấn ngắn gọn, bám sát nội dung, tham gia tranh luận với các thành viên Chính phủ để đi đến cùng vấn đề chất vấn.

Các thành viên Chính phủ đã nắm chắc tình hình, trả lời thẳng thắn, đưa ra nhiều giải pháp khắc phục, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, cầu thị; đồng thời, cam kết khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phụ trách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và quyết tâm tạo sự chuyển biến trong thời gian tới. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện quyết liệt những cam kết về trách nhiệm đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, làm cơ sở để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hôi, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát việc thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân.

4.2. Sau khi xem xét báo cáo vềcông tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội, Quốc hộiđánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt nhiều biện pháp để kiểm soát dịch bệnh, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, triển khai thực hiện hiệu quả trên phạm vi cả nước; kịp thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao gặp khó khăn do dịch COVID-19; chủ động, khẩn trương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh.

Quốc hộiđề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục chủ động bám sát tình hình thực tế, nâng cao năng lực trong dự báo, tăng cường các giải pháp, quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả hơn để vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; khẩn trương ban hành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chiến lược ngoại giao vắc-xin, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin trong nước; triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng vắcxin phòng COVID-19; nghiên cứu ban hành hướng dẫn tiêm vắc xin cho trẻ em ở các độ tuổi trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho ngành y tế; rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách hỗ trợ lao động tự do, người dân có hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm an sinh xã hội và sự công bằng trong thụ hưởng, không để sót, bỏ lọt đối tượng,…

4.3. Quốc hội xem xét Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 và cho rằng, công tác này về cơ bản đã hoàn thành được mục tiêu đề ra và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số chính sách, quy định về bảo hiểm xã hội chưa đi vào cuộc sống, việc phát triển lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp, còn tình trạng lạm dụng, trục lợi từ Quỹ bảo hiểm xã hội,... Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; thực hiện các giải pháp đồng bộ để duy trì và mở rộng đối tượng tham gia; đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp xử lý kết luận của thanh tra, kiểm tra; thực hiện quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội hiệu quả, tiếp tục sắp xếp lại bộ máy làm công tác bảo hiểm xã hội tinh gọn theo tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII,...

4.4. Quốc hội đã xem xét Báo cáo về việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và việc thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội trong 02 năm 2019-2020 và cho rằng,việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2020 về cơ bản thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và các quy định liên quan. Công tác kiểm soát thu, chi bảo hiểm y tế được tăng cường, đã giải quyết được nhiều trường hợp treo quyết toán chi phi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, một số tồn tại từ nhiều năm trước của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm y tế và khám, chữa bệnh chưa được giải quyết, tỷ lệ chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở các tuyến vẫn còn mất cân đối, có nơi còn chưa thống nhất giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh trong việc thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ bảo hiểm y tế. Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế theo thẩm quyền; khẩn trương nghiên cứu, rà soát để đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, Luật Khám bệnh, chữa bệnh để kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật; chỉ đạo các bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp đồng bộ để duy trì và mở rộng đối tượng tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thực hiện quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả; tổng kết toàn diện việc thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 trình Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết mời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;...

4.5. Quốc hội đã xem xét các báo cáo về công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án, phòng, chống tham nhũng năm 2021 và cho rằng, mặc dù tình hình trong nước và thế giới bị ảnh hưởng lớn do đại dịch COVID-19,Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên công tác tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập của từng cơ quan trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

4.6. Về Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2021.

Quốc hội cho rằng, ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kịp thời tổng hợp đầy đủ gửi đến Quốc hội.

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV của các đại biểu Quốc hội, đã có 807 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trong kỳ báo cáo, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn ĐBQH đã tiếp 4.331 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 3.350 vụ việc; 189 đoàn đông người; nhận được tổng số 33.061 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; trong đó có 18.118 đơn thuộc lĩnh vực hành chính, 14.943 đơn thuộc lĩnh vực tư pháp. Qua phân loại, có 10.291 đơn đủ điều kiện xử lý; 22.770 đơn không đủ điều kiện xử lý.

Công tác giải quyết kiến nghị cử tri đã được các bộ, ngành tập trung nghiên cứu giải quyết, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của Nhân dân; nhiều nguyện vọng chính đáng của cử tri đã được tiếp thu, nghiên cứu xử lý và trả lời thấu đáo. Tuy nhiên vẫn còn một số ít văn bản trả lời chưa đủ thông tin, chưa đúng nội dung cử tri kiến nghị... Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng tổng hợp kiến nghị cử tri; giải quyết dứt điểm những tồn tại hạn chế đã nêu trong báo cáo; rà soát, giải quyết dứt điểm các kiến nghị đang trong quá trình giải quyết, hạn chế tối đa việc chuyển kiến nghị chưa được giải quyết sang nhiệm kỳ sau,...

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền nêu bật thành công của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, khẳng định kết quả kỳ họp là bước tiến quan trọng để xây dựng Quốc hội "Chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới và trách nhiệm"; làm rõ tinh thần khẩn trương, bám sát thực tiễn, dân chủ và trách nhiệm cao của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã thảo luận, xem xét, thông qua và cho ý kiến các dự án luật, nghị quyết,…kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt và quyết định những vấn đề quan trọng có tầm chiến lược, dài hạn, như: công tác phòng, chống dịch Covid - 19, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng từ dịch bệnh, bảo đảm chính sách an sinh xã hội; đồng thời phân tích chỉ ra những khó khăn, thách thức công tác phòng, chống dịch, tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và cả năm 2022; dự báo, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, như cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,…

2. Tập trung tuyên truyền Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế và thành phố Hải Phòng; quyết định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025,… góp phần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

3. Cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung thực hiện có hiệu quả mục tiêu phòng, chống dịch Covid - 19, thích ứng an toàn, linh hoạt, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của thế giới hiện nay; tuyên truyền Nghị quyết số 128/NQ - CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về Ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19" và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, an sinh xã hội, đồng thời biểu dương các doanh nghiệp, tổ chức chủ động tháo gỡ khó khăn, thích ứng an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm phòng, chống dịch Covid -19 hiệu quả.

Hết

 

 

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG – VĂN PHÒNG QUỐC HỘI


 

.