Tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV của các Bộ, Ngành

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Điện Biên

Thứ Ba, 03/11/2020, 15:52 [GMT+7]

Điện Biên TV - Trong đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã tổng hợp 07 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung uơng, báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương xem xét giải quyết. Đến nay, Đoàn ĐBQH tỉnh đã nhận 06 trả lời của các Bộ, ngành Trung ương về các kiến nghị của cử tri tỉnh Điện Biên.

Dienbientv.vn đăng tải từng nội dung trả lời của các Bộ, ngành đến cử tri trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

1

1. Kiến nghị: Hạn mức đất nông nghiệp được quy định ở điểm b khoản 1 Điều 129 Luật Đất đai năm 2013, được giao không quá 2 ha cho mỗi loại đất là chưa phù hợp với vùng miền, địa bàn có nhiều đá, diện tích đất canh tác ít. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013 theo hướng tăng hạn mức giao đất nông nghiệp phù hợp với yếu tố vùng miền.

Trả lời: Văn bản số 5292/BTNMT-PC ngày 25/9/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013 đã quy định:

“1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đổi với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đổi với tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương khác.

2. Hạn mức giao đất trồng cầy lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng, không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đổi với moi loại đất:

a) Đất rừng phòng hộ;

b) Đất rừng sản xuất.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miên núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

5. Hạn mức giao đất trổng, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đât quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thấm quyển phê duyệt.

6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hằng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”

Như vậy, quy định nêu trên của Luật Đất đai năm 2013 về hạn mức giao đất nông nghiệp đã có sự phân biệt cụ thể đối với từng loại đất và từng vùng, miền. Mặt khác, quy định nêu trên là mức tối đa mà một hộ gia đình, cá nhân có thể được giao đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Trên thực tế, đất nông nghiệp đã giao cho các chủ sử dụng, diện tích còn lại để giao mới cho các hộ gia đình, cá nhân hầu như không còn. Vì vậy, quy định nêu trên có ý nghĩa để làm căn cứ xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 130 của Luật Đất đai năm 2013 và làm căn cứ để tính hạn mức công nhận quyền sử dụng đất.

2. Kiến nghị: Đề nghị có những biện pháp quyết liệt quản lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa tại các khu dân cư, bờ biển.

Trả lời: Văn bản số 5292/BTNMT-PC ngày 25/9/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đứng trước vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) và chất thải nhựa, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thấm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường trong đó có việc quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể là như: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP), Luật Bảo vệ môi trường; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn - QCVN 25:2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt - QCVN 61-MT:2016/BTNMT.

Để thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa trong sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai các giải pháp như: (1) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Quốc hội phê duyệt Luật Thuế bảo vệ môi trường, trong đó quy định túi ni lông không thân thiện với môi trường là một trong những đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường (thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông khó phân hủy là 50.000 đồng/kg); (2) Phối hợp với Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050, trong đó chú trọng việc sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông khó phân hủy, hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi ni lông khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho các mục đích sinh hoạt; (3) Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; (4) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường quản lý đối với phế liệu nhập khẩu, bao gồm nhựa phê liệu; (5) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Song song với giải pháp về mặt chính sách, với vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp và địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, trong đó có việc phân loại chất thải tại nguồn, nâng cao nhận thức về chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn, trong đó tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện và lồng ghép các quy hoạch quản lý chất thải rắn vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, định mức kinh tế, kỹ thuật trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; quản lý nhựa sử dụng một lân và túi ni lông khó phân hủy.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nhựa; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường (tại các dòng sông, suối, kênh, rạch, bãi tắm, bãi biển, cảng cá ven biển); xây dựng và triển khai các mô hình tốt về quản lý chất thải nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy cho phù họp với đặc thù của địa phương

- Tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người, thường xuyên phát động các phong trào phòng chống rác thải nhựa, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng kiến có giá trị nhân rộng các mô hình tốt và thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và các mô hình nói không với rác thải nhựa.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050. Việc triển khai thành công Quyết định số 491/QĐ-TTg sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rác thải cũng như chất thải nhựa,

- Tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ: (1) Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam; (2) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một sô giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý chất thải rắn. Việc ban hành, triển khai Đề án, Chỉ thị nêu trên sẽ bao gồm các giải pháp tổng thê, toàn diện để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn, chất thải nhựa tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trên các tỉnh, thành phố cả nước.


 

BT/DIENBIENTV.VN

.