Khó khăn trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân tâm thần trên địa bàn tỉnh ta

Thứ Tư, 03/12/2014, 15:52 [GMT+7]

Điện Biên TV - Cùng với tốc độ phát triển của xã hội thì hiện nay bệnh tâm thần cũng đang có chiều hướng gia tăng và phát triển phức tạp hơn, đang gây ra nhiều khó khăn cho bản thân, gia đình và xã hội trong công tác điều trị, chăm sóc và tái hòa nhập cộng đồng. Mặc dù tỉnh ta đã triển khai nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ song cũng gặp không ít khó khăn nếu không có sự chung tay chăm sóc của cả cộng đồng.

 

 

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mắt đã mờ, chân đi đã chậm và nhất là sức khỏe đã không còn như trước. Nhẽ ra vợ chồng ông Nguyễn Chinh Phu, đội 9 xã Pom Lót, huyện Điện Biên phải được hưởng phúc con cháu chăm sóc. Ngược lại ông bà lại phải chăm 2 người con bị thần kinh từ nhỏ. Nhìn ánh mắt vô hồn thẫn thờ, tóc tai bù xù, gương mặt bơ phờ hoảng loạn, cười rồi lại khóc nhất là những khi 2 người con vật vã lên cơn động kinh, vợ chồng ông Phu lại quặn lòng đau xót.

fdsfsdfsdfds
Người con bị thần kinh của gia đình ông Nguyễn Chinh Phu, đội 9 xã Pom Lót, huyện Điện Biên

Cũng có hoàn cảnh như gia đình ông Phu, gia đình bà Hoàng Thị Tính, Thôn 7B xã Pom Lót có 6 người con thì có tới 3 người con bị tàn tật và tâm thần, chồng bà cũng bị tàn tật nặng. Căn nhà xơ xác nay lại càng xác xơ, túng quẫn hơn và khi đã ở cái tuổi thấp thập, bà còn có thể gắng gượng bao lâu khi cuộc sống mưu sinh vẫn đang dồn lên đôi vai gầy yếu của bà. Bà Hoàng Thị Tính, Thôn 7B xã Pom Lót huyện Điện Biên chia sẻ:  Hiện gia đình có 3 người bị tán tật và tâm thần không lao động được gì đều phải ăn bám vào bố mẹ, mặc dù Đảng và Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng do già yếu lại đông con gia đình bà vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh ta có gần 4.900 người khuyết tật trong đó có hơn 1 nghìn người bị tâm thần, thần kinh. Nhằm kịp thời quan tâm giảm bớt phần nào khó khăn cho bệnh nhân và gia đình, xóa bỏ mặc cảm giúp họ hòa nhập cuộc sống. Trong những năm qua tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả xã hội chăm lo đối với những người bệnh tâm thần, thực hiện chi trả kịp thời các chế độ chính sách trợ cấp đối với người khuyết tật, tâm thần và gia đình chăm sóc nuôi dưỡng. Trong đó đối với bệnh nhân thần kinh đặc biệt nặng được hỗ trợ 360 nghìn đồng/ 1 tháng, người chăm sóc đối tượng được hưởng 180 nghìn đồng/1 tháng. Đó như là động lực giúp họ nỗ lực vươn lên, không còn tự ti, mặc cảm với bản thân và xã hội, điều này giúp cho người bệnh mau bình phục và sớm hòa nhập cộng đồng. Ông Trần Thanh Nghị, Giám đốc Sở LĐTB &XH Tỉnh cho biết: Hiện nay tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người tâm thần, khuyết tật. Thường xuyên thăm hỏi động viên họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, Ông cũng cho biết thêm mặc dù tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong thời gian tới tỉnh sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn nữa đối với những người bị khuyết tật, tâm thần

fff
 Ngôi nhà cũ kỹ của gia đình bà Hoàng Thị Tính, Thôn 7B xã Pom Lót cùng 6 người con

Bệnh tâm thần thường gặp do những tổn thương trực tiếp đến não, gây rối loạn ý thức, cảm xúc và không làm chủ được hành động của bản thân. Chính vì vậy việc chăm sóc bệnh nhân đã không hề đơn giản nhất là đối với bệnh nhân bị tâm thần; Song thực tế trên địa bàn tỉnh ta hiện nay bệnh nhân khi đến bệnh viện Tâm thần đều ở bệnh thể vừa và nặng, rất dễ bị kích động. Đặc biệt bệnh nhân là thanh niên trong độ tuổi lao động ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và đang có chiều hướng ngày càng gia tăng nhiều ở đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy việc bất đồng ngôn ngữ và kinh phí điều trị đang là những nguyên nhân gây nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý bệnh nhân. Đặc biệt hiện nay bệnh viện lại chưa có phòng dành riêng cho những bệnh nhân kích động, lên cơn, khu phục hồi chức năng, trang thiết bị như máy xét nghiệm, máy siêu âm còn thiếu, đội ngũ cán bộ trình độ nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều hạn chế, nguồn kinh phí thường xuyên và kinh phí chương trình còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Bác sĩ chuyên khoa 1, Hoàng Đình Thịnh, Giám đốc Bệnh viện tâm thần tỉnh chia sẻ: Người bị mắc tâm thần thường có hành vi bất thường thế nên việc quản lý người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra chế độ tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh ở Bệnh viện còn nhiều hạn chế mà trong khi bếp ăn bệnh viện chưa có cũng gây ảnh hưởng lớn đến công tác điều trị.

fff
Việc điều trị người bệnh tâm thần của cán bộ y, bác sỹ Bệnh viện tâm thần tỉnh còn gặp nhiều khó khăn

Chính sách quan tâm đến những người khuyết tật, tâm thần hiện nay là một chủ trương đứng đắn, kịp thời động viên người bệnh và gia đình nỗ lực vươn lên trong cuộc sống song để công tác điều trị, chăm sóc bệnh tâm thần thì rất cần có sự quan tâm chung tay hỗ trợ của cả cộng động và xã hội, không kỳ thị, xa lánh, cảm hóa họ bằng tình người, tạo điều kiện giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, sớm hòa nhập cộng đồng./.
 

 

                          Như Quỳnh- Tiến Dũng
 

.