Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ bị tim bẩm sinh

Chủ Nhật, 03/09/2017, 12:17 [GMT+7]

Tim bẩm sinh là một căn bệnh nguy hiểm, trẻ cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để có cuộc sống khỏe mạnh.

1
TS. BS Đào Quang Vinh và ThS. BS Trần Đắc Đại trong chương trình tư vấn.


Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em và cách thức điều trị bệnh tim bẩm sinh, chương trình Trái tim cho em phối hợp với Songkhoe.vn đã tổ chức chương trình tư vấn với sự tham dự của 2 thầy thuốc hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch và là các chuyên gia của chương trình là Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Quang Vinh, Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Tim Hà Nội và ThS. BS. Trần Đắc Đại, Phó khoa Tim nhi, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E Hà Nội.

Nguyên nhân nào gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ?

ThS. BS Trần Đắc Đại, nguyên nhân có thể do di truyền, gen, bất thường nhiễm sắc thể, bất thường về tính chất gia đình chưa tìm thấy gen liên hệ. Trong đó, nguyên nhân về gen học chiếm 8-10%, môi trường là 6-7% do bà mẹ mang thai mắc các bệnh nhiễm trùng, 5 % không tìm thấy nguyên nhân cụ thể.

Đối với những người mẹ không may bị mắc bệnh như quai bị, rubella, tiểu đường trong thai kỳ, ThS. BS Trần Đắc Đại lưu ý: Bà mẹ cần phải có hiểu biết, chuẩn bị cho thai kỳ, khám sàng lọc, xem có bất thường không. Nếu bố mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh thì con có nguy cơ cao hơn, phát hiện thêm cả những bệnh ẩn giấu, tầm soát ở mức cơ bản, tiêm phòng những bệnh nhiễm trùng liên quan như rubella...

Ngoài ra, các bà mẹ không dùng chất kích thích, rượu, dùng thuốc, những bệnh cúm sốt. Qua trình thăm khám thai tỉ mỉ, kịp thời, bác sĩ sẽ phát hiện và đưa ra xét nghiệm sâu hơn để tầm soát, lập kế hoạch, phương án đón những đứa trẻ ra đời.

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh tim bẩm sinh

TS. BS Đào Quang Vinh nhấn mạnh, có thể phát hiện sớm tim bẩm sinh từ siêu âm thai nhi.

Triệu chứng bao gồm từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nặng có thể tím tái, thậm chí tử vong luôn. Hoặc biểu hiện dễ nhận biết nhất bao gồm: trẻ bú kém, bú ngắn hơi, chỉ bú 1 - 2 phút rồi nghỉ, chậm lên cân so với sinh lý bình thường.

Tiếp theo là viêm đường hô hấp tái diễn. Đây là biểu hiện sớm của tim bẩm sinh nên khám chuyên khoa tim mạch. Nếu trẻ bị nhẹ hơn thì triệu chứng khá kín đáo, thậm chí có người tới 40 tuổi mới phát hiện mình bị tim bẩm sinh, sống tương đối hòa bình với bệnh nhân, hoặc có trường hợp không có biểu hiện gì của bệnh mà chỉ tình cờ được phát hiện khi đi khám sức khỏe. Theo BS Vinh, thông thường những trường hợp tình cờ phát hiện bệnh là những ca khá nhẹ, thậm chí có thể sống chung được với bệnh nhân như một dị tật nhỏ.

Tuy vậy, có một số bệnh phải theo dõi để đánh giá đúng mức độ. TS. BS Đào Quang Vinh khuyên bố mẹ không nên quá nóng vội để gây áp lực cho con và bản thân, cần phải để ý đến con nhiều để sớm phát hiện bệnh.

 

Theo VTV

.