Điện Biên: Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Thứ Hai, 19/08/2019, 13:52 [GMT+7]
Điện Biên TV - Ý thức chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ATTP. Vì vậy, để đảm bảo VSATP giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm thì việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm là rất cần thiết.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở Y tế tỉnh Điện Biên kiểm tra 4.786 cơ sở, trong đó: 4.713 cơ sở sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP (chiếm 98,5%)
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở Y tế tỉnh Điện Biên kiểm tra 4.786 cơ sở, trong đó có 4.713 cơ sở sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP chiếm 98,5%.

Có thể nhận thấy việc mất ATTP đang là nỗi lo ngại của người tiều dùng. Thực tế hiện nay tình trạng sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm diễn ra ở nhiều nơi, nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường. 

Tại một số địa phương còn xuất hiện thực phẩm nhập lậu không đảm bảo VSATTP, điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ chưa kiểm soát được mức độ an toàn. Điều này làm cho tình hình ATTP trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp và đây là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng....

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở Y tế tỉnh Điện Biên kiểm tra 4.786 cơ sở, trong đó: 4.713 cơ sở sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP (chiếm 98,5%)
Ông Lê Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019 với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

Ông Lê Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho hay: "Việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Tỉnh Điện Biên thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; làm tốt công tác truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; các ngành thành viên Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh triển khai tốt kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh và xây dựng kế hoạch riêng của từng đơn vị"

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở Y tế tỉnh Điện Biên đã tổ chức 299 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về VSATTP tại các tuyến (tỉnh, huyện, xã) trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 và các ngày lễ lớn của tỉnh.

Đã kiểm tra 4.786 cơ sở, trong đó có 4.713 cơ sở sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP chiếm 98,5%; số cơ sở không đảm bảo ATTP là 73 cơ sở (chiếm 1,5%). Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện con người, dụng cụ chứa đựng thức ăn chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo quy định, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng vẫn được bày bán trên thị trường.

Tổ chức kiểm tra và cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở SX, CB, KD thực phẩm đủ điều kiện trên địa bàn. Lũy tích, tỷ lệ cơ sở do tuyến tỉnh và huyện quản lý được cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm 89% (trong đó: tuyến tỉnh 100%, tuyến huyện 97,8%, tuyến xã 81).Ước thực hiện các chỉ tiêu cơ bản đạt so với KH.  

Nhưng để công tác đảm bảo ATVSTP đạt hiệu quả cao hơn, bên cạnh việc tăng cường vai trò quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật về ATTP, các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nhưng để công tác đảm bảo ATVSTP đạt hiệu quả cao hơn, bên cạnh việc tăng cường vai trò quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật về ATTP, các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho người dân và du khách, Sở Y tế tỉnh Điện Biên đã thường xuyên chỉ đạo tuyến huyện, tuyến xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát VSATTP tại các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, kinh doanh và dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Nhưng để công tác đảm bảo ATVSTP đạt hiệu quả cao hơn, bên cạnh việc tăng cường vai trò quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật về ATTP, các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Xử lý nghiêm minh, công khai và thích đáng đối với những hành vi vi phạm, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về ảnh hưởng của thực phẩm bẩn. Cùng với đó, tôn vinh, quảng bá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn./.

 
 
 
 
Tử Long/DIENBIENTV.VN
.