Điện Biên: Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Hoạt động cho trẻ làm quen với sách tại trường mầm non Nà Sáy, Tuần Giáo. (Ảnh Thị Huệ). |
Đối với những trẻ khuyết tật là mối quan tâm hàng đầu và cần được chăm sóc một cách đặc biệt, trẻ được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác, đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước Quốc tế, luật bảo vệ -chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận. Chính vì thế, việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Điện Biện được coi la nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần được quan tâm. Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật, nhất là trẻ mầm non là công việc hết sức khó khăn và vất vả.
Tại tỉnh Điện Biên, hàng năm có hàng trăm trẻ khuyết tật đang theo học tại các trường được thụ hưởng chính sách theo Thông tư số 42/2013 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật. Các em thuộc nhiều dạng khuyết tật khác nhau, như: Khuyết tật vận động, khuyết tật bộ phận (khiếm thị, câm, điếc, rối loạn phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ…). Việc giáo dục để trẻ khuyết tật hòa nhập bắt kịp với bạn bè cùng nhóm tuổi là công việc hết sức khó khăn và vất vả.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên có chức năng phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp. (Ảnh Minh họa ) |
Để công tác giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả cao nhất, Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể: Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục trẻ khuyết tật được hòa nhập một cách hiệu quả nhất; chỉ đạo các nhà trường thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá. Giáo viên lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể đảm bảo phù hợp , vừa sức đối với trẻ.
Giáo viên Trường Trung học cơ sở Him lam (TP. Ðiện Biên Phủ) hướng dẫn học sinh khuyết tật học tập. (Ảnh Phương Liên). |
Hàng tháng giáo viên dạy trẻ khuyết tật đều phải lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho BGH. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng nội dung, hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của trẻ để có biện pháp chăm sóc giáo duc trẻ một cách tốt nhất.
Để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên, trung tâm có chức năng: Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp; thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp; tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp; hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng; cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
Với các chính sách quan tâm đặc biệt, cùng sự tích cực vận động, giúp đỡ của cán bộ, giáo viên các trường, những năm gần đây, trẻ khuyết tật cùng gia đình trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã dần gỡ bỏ rào cản mặc cảm và cho con em đến trường để các em có thêm niềm vui, bớt tự ti và được tiếp cận tri thức./.