Bảo vệ rừng ở Mường Phăng – Trách nhiệm không của riêng ai
Điện Biên TV - Những năm gần đây khu rừng đặc dụng tại xã Mường Phăng huyện Điện Biên liên tục bị xâm hại. Để quản lý, bảo vệ rừng Mường Phăng, đặc biệt là Khu rừng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cấp ủy chính quyền xã Mường Phăng đã tăng cường công tác tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát và kiên quyết đưa ra xử lý trước pháp luật những đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Để quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, xã Mường Phăng đã phối hợp với cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn và Ban quản lý rừng Mường Phăng cắm mốc ranh giới rừng đặc dụng; xây dựng các bảng tuyên truyền, bảng sơ đồ khu vực rừng đặc dụng bằng bê tông và tuyên truyền và giáo dục đến các thôn, đội về Luật bảo vệ và phát triển rừng |
Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã Mường Phăng đã xảy ra xử lý 9 vụ vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ rừng; trong đó có 3 vụ phá trên 2. 700m2 rừng làm nương; 1 vụ dùng cưa xăng phá rừng và 3 vụ cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép. Theo đánh giá của UBND xã, số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng tăng so với cùng kỳ năm 2014. Để quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, xã Mường Phăng đã phối hợp với cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn và Ban quản lý rừng Mường Phăng cắm mốc ranh giới rừng đặc dụng; xây dựng các bảng tuyên truyền, bảng sơ đồ khu vực rừng đặc dụng bằng bê tông và tuyên truyền và giáo dục đến các thôn, đội về Luật bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, xã cũng sửa đổi, bổ sung quy ước mới ở các thôn bản về quản lý, bảo vệ rừng; thành lập các tổ cơ động thường xuyên tuần tra, kiểm tra ngăn chặn được 30 lượt người vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Ông Lò Văn Thư, Cán bộ quản lý, bảo vệ rừng, Ban quản lý rừng Mường Phăng cho biết: Ban quản lý rừng thường xuyên xuống cơ sở tuyên truyền bà con công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Ban quản lý bảo vệ rừng phân công các đồng chí trong ban lập các tổ bảo vệ rừng, thường xuyên đi kiểm tra phát hiện trường hợp chặt phá rừng nào báo cho Kiểm lâm địa bàn
Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã Mường Phăng đã xảy ra xử lý 9 vụ vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ rừng; trong đó có 3 vụ phá trên 2. 700m2 rừng làm nương; 1 vụ dùng cưa xăng phá rừng và 3 vụ cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép. |
Chủ trương, giải pháp quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng. Song lại có 1 nghịch lý là: Rừng ở Mường Phăng vẫn không ngừng bị xâm hại. Liên quan đến tình trạng phá rừng không giảm, có nhiều lý do như: đời sống kinh tế khó khăn; người dân có phong tục dựng nhà sàn bằng gỗ; diện tích rừng rộng; cơ chế phân cấp trong quản lý chưa cụ thể và lực lượng chức năng thiếu nhân sự, phương tiện để thực thi nhiệm vụ. Và trong khi mọi lý do này chưa giải quyết thấu đáo, thì rừng Mường Phăng liên tục phải gánh chịu hậu quả.
Rừng không chỉ của riêng ai; trách nhiệm bảo vệ rừng cũng không chỉ của một lực lượng nào. Chỉ khi nào người dân hiểu được hậu quả của việc phá rừng, hủy hoại môi trường sinh thái, hàng chục ha ruộng của Mường Phăng bị hạn hán; lũ ống, lũ quét xảy ra thì khi đó mới có hy vọng rừng xanh trở lại.
Để quản lý, bảo vệ rừng của xã Mường Phăng nói chung; rừng đặc dụng Mường Phăng nói riêng, cấp ủy, chính quyền địa phương cần khẩn trương hoàn thiện việc phân cấp quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục Luật bảo vệ và phát triển rừng đến từng thôn, bản; tổ chức kí cam kết không chặt phá rừng giữa xã với các bản, các hộ dân; xây dựng hòm thư tố giác tội phạm. Đồng thời tăng cường phối hợp giữa lực lượng: Công an, Kiểm lâm củng cố hồ sơ, đề nghị cấp có thẩm quyền đưa ra xét xử các đối tượng cầm đầu tổ chức phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương trái phép. Có như vậy, rừng ở Mường Phăng mới không bị xâm hại.
Kim Chung – Tiến Dũng