Phình Giàng những tháng giáp hạt
Điện Biên TV - Xã Phình Giàng huyện Điện Biên Đông có trên 630 hộ với 3.500 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Mông và Khơ Mú, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển vào thời kỳ giáp hạt, cái đói luôn thường trực trong gần 70 hộ ở 12 thôn bản của xã.
Xã Phình Giàng huyện Điện Biên Đông có trên 630 hộ với 3.500 nhân khẩu kinh tế chậm phát triển vào thời kỳ giáp hạt này, cái đói luôn thường trực trong gần 70 hộ ở 12 thôn bản của xã. |
Những năm qua, mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án ổn định, phát triển sản xuất và kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã đến với bà con dân bản, song nhìn chung đời sống của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. Thiếu ruộng sản xuất lúa nước, thiếu nguồn vốn, sản xuất còn manh mún, lạc hậu, làm cho cuộc sống của một bộ phận người dân xã Phình Giàng huyện Điện biên Đông cứ bị cái nghèo đeo bám. Diện tích trồng ngô, sắn và lúa nương rất ít nên cây săn, ngô, lúa trên nương cũng chẳng đủ nuôi sống các gia đình vượt qua mùa giáp hạt, một năm thiếu đói vài tháng đã trở thành câu chuyện lặp đi lặp ở gần 70 hộ ở vùng đất này.
Gia đình anh Mùa A Dế bản Pa Cá, gia đình có 8 nhân khẩu cùng sinh sống trong ngôi nhà lụp xụp này, anh Dế có 5 con và ông nội 70 tuổi. Đông con, không có vốn sản xuất, cuộc sống của gia đình anh Dế cứ mãi đói nghèo, quanh năm bám nương, bám rẫy mà không đủ ăn |
Đây là một trong những gia đình đặc biệt khó khăn nhất của xã Phình Giàng, gia đình anh Mùa A Dế bản Pa Cá, gia đình có 8 nhân khẩu cùng sinh sống trong ngôi nhà lụp xụp này, anh Dế có 5 con, đứa lớn năm nay 11 tuổi, đứa nhỏ nhất mới gần 2 tuổi và ông nội 70 tuổi. Đông con, không có vốn sản xuất, cuộc sống của gia đình anh Dế cứ mãi đói nghèo, quanh năm bám nương, bám rẫy mà chẳng đủ ăn, hằng năm vẫn phải trông chờ vào số gạo hỗ trợ của Nhà nước. Mùa A Dế, Bản Pa Cá xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông cho biết: Gia đình đông con, thuộc diện hộ nghèo nên cái gì cũng không có; hàng năm vẫn được nhà nước hỗ trợ gạo, lương thực nhưng không đáp ứng đủ cho gia đình, diện tích sản xuất của gia đình ít không có đất sản xuất gia đình nhiều ngày phải nhịn đói nhất là tháng giáp hạt này
Giờ đây người người Mông và Khơ Mú ở xã Phình Giàng không du canh du cư nữa nhưng cái nghèo trong cuộc sống của 1 bộ phận người dân vẫn đeo đẳng, nhất là vào thời kỳ mùa giáp hạt. Cái nghèo cứ như một căn bệnh đeo bám cuộc sống của họ, quanh năm chỉ bám vào cây ngô, cây sắn trên nương, rẫy. Hiện toàn xã có trên 310 hộ hộ thuộc diện hộ nghèo chiếm tới hơn gần 50%, số hộ thuộc diện hộ cận nghèo cũng chiếm gần 10%. Đẻ nhiều, đẻ dày, nhận thức còn hạn chế, thiếu vốn và không biết cách làm kinh tế, khiến cho cuộc sống của 1 số bộ phận người dân xã Phình Giàng cứ mãi luẩn quẩn trong đói nghèo, lạc hậu.Anh Giàng Nhì Sùng, Phó chủ tịch UBND xã Phình Giàng huyện Điện Biên Đông cho biết: Xã thường xuyên tổ chức nhiều buổi quyên góp gạo cho bà con hộ nghèo trong xã. Xã tích cực giúp bà con trong việc sản xuất chăn nuôi nhưng vì điều kiện đặc thù xã còn nhiều khó khăn việc hỗ trợ cho bà con cũng chỉ là một phần nhỏ. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền đã vận động bà con phát huy tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, gia đình có điều kiện giúp đỡ các hộ đói trên địa bàn, chỉ đạo các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cùng chung tay giúp đỡ các gia đình khó khăn, không để hộ nào đói đứt bữa.
Tuy nhiên, về lâu dài để việc tìm một giải pháp bền vững nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng đói thời kỳ giáp hạt ở Phình Giàng thì không chỉ phải là trách nhiệm của nhiều cấp, ngành, địa phương mà là cả của mỗi người dân không nên trông chờ ỷ lại Nhà nước hỗ trợ. Có như vậy " tháng 3 ngày 8” không còn là nỗi ám ảnh “đói giáp hạt” ở vùng cao Phình Giàng./.
P/V Thái Thanh- Chí Công