ĐIỆN BIÊN:

Xây dựng tỉnh Điện Biên gắn hình tượng cây hoa Ban

Chủ Nhật, 29/09/2019, 15:21 [GMT+7]

Điện Biên TV - Hoa Ban đã tạo ra vẻ đẹp đặc trưng của vùng cao Tây Bắc, hoa Ban đã gắn kết với những di tích lịch sử, tạo điếm nhấn về cảnh quan môi trường và dấu ấn trong lòng du khách khi đặt chân đến mảnh đất Điện Biên lịch sử, hoa Ban đã trở thành hình tượng của vùng Tây Bắc nói chung và tỉn Điện Biên nói riêng.

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Trong những năm qua, cùng với việc đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất nông, lâm ngư nghiệp thì lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng được tỉnh chú trọng để phát triển; thông qua việc đầu tư tôn tạo các điếm di tích lịch sử, khôi phục những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc và đặc biệt, Lễ hội hoa Ban hàng năm của tỉnh gắn với các mốc thời gian lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ đã quảng bá hình ảnh, con người Điện Biên đến với du khách trong và ngoài nước, đưa hình ảnh cây hoa Ban gắn với hoạt động du lịch của tỉnh, tạo ra những nét đặc sắc, đặc trưng để lại những ấn tượng khi du khách đến với Điện Biên.

1
Hoa Ban đã gắn kết với những di tích lịch sử, tạo điếm nhấn về cảnh quan môi trường và dấu ấn trong lòng du khách khi đặt chân đến mảnh đất Điện Biên lịch sử, hoa Ban đã trở thành hình tượng của vùng Tây Bắc nói chung và tỉn Điện Biên nói riêng.

Cây hoa Ban có tên khoa học là Bauhinia variegata L, là một loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc ở miền đông nam châu Á, từ miền nam Trung Quốc kéo dài về phía Tây tới Ân Độ.
Là cây gỗ nhỡ có thể cao 10 -12 m, tán cây dạng phân tán, thân cây dạng họp trục, cành non hơi có lông. Lá kép liền thân mọc cách, kích thước phiến lá dài khoảng 10-20 cm và rộng bản, lưỡng thùy ở gốc và đỉnh phiến lá. Mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông.

Hoa của cây hoa Ban có 5 cánh, mọc ra từ nách lá còn non, tùy theo giống mà có màu sắc khác nhau, thường là màu trắng có sọc hồng nhạt, tím hoặc màu phớt tím có sọc tím đậm hơn, hồng nhạt có sọc đậm hơn. Đường kính hoa từ 8 - 12 cm. Mùa hoa vào tháng 3-4 hàng năm, quả là loại quả đậu dài 15-30 cm, bên trong chứa vài hạt. Cây hàng năm rụng lá vào mùa khô. Thường phân bố ở rừng trên núi đất, núi đá, savan hoặc ven rừng, ven làng bản. Khí hậu thích họp là nhiệt đới gió mùa hoặc cận nhiệt đới.

Cây hoa Ban là loài cây bóng mát đẹp được ưa chuộng trồng làm cảnh quan nơi đường phố, khuôn viên đô thị, các địa điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; tại một số nước, cây hoa Ban đã được trồng làm cây cảnh (Bonsai) do hoa của của nó có màu sắc sặc sỡ và số lượng hoa trên cây nhiều và thường trút lá trước khi phân hóa mầm hoa.

Ngoài tác dụng làm cảnh tuyệt đẹp cho những khu du lịch, đối vói người dân bản địa nơi đây hoa Ban còn là món đặc sản nổi tiếng; người Thái còn dùng hoa Ban để dâng lên bàn thờ tố tiên trong dịp lễ đầu năm. Vỏ cây Ban dùng làm thuốc bổ, phục hồi sức khỏe chữa lao hạch, chữa bệnh ngoài da, loét. Nụ hoa phơi khô trong râm sắc uống chữa tiêu chảy và lỵ. Hoa Ban còn là vị thuốc quý chữa trị viêm họng, ho khan hiệu quả. Gỗ cây ban dùng đóng đồ nội thất bền đẹp.

Trong ẩm thực, hoa ban và cây ban còn trở thành nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon đặc trưng của dân tộc Thái. Ðối với Ðiện Biên, hoa ban còn mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng khác, dịp hoa ban bung nở trùng với thời điểm mở màn Chiến dịch Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 65 năm trước. Chính vì lẽ đó, từ năm 2014 đến nay, Lễ hội Hoa ban được tổ chức hàng năm vào tháng 3 khi những cung đường ngập trong sắc trắng hoa ban.

Thực hiện chủ trương phát triển cây hoa Ban tạo điểm nhấn về cảnh quan góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; với sự quan tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành, các đoàn thế, đơn vị, đặc biệt là sự tham gia hưởng úng tích cực từ người dân và cộng đồng, từ năm 2017 đến nay trên địa bàn tỉnh đã thực hiện trồng được trên 14.000 cây hoa Ban. số lượng cây hoa Ban đã trồng chủ yếu được các địa phương, đơn vị trồng phân tán, đơn lẻ trên các tuyến phố, tuyến đường chính, tuyến đường nhánh, các điếm di tích, khuôn viên các công sở, trường học...

https://youtu.be/Đồng chí Trần Văn Sơn (ngoài cùng, bên trái), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên trồng cây hoa ban trên đồi D3
Đồng chí Trần Văn Sơn (ngoài cùng, bên trái), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên trồng cây hoa ban trên đồi D3

Công tác bảo vệ cây hoa Ban tự nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa được các địa phương quan tâm thực hiện, cây hoa Ban tự nhiên đã bị tác động nhiều bởi việc phá rừng làm nưong, khai thác trái phép nên diện tích nhỏ lẻ, không tạo thành vùng có diện tích lớn để tạo điểm nhấn khi mùa hoa nở.

Nhìn chung, việc bảo vệ, phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện đồng bộ, nguồn kinh kinh phí thực hiện chưa đáp úng được mục tiêu, yêu cầu. Việc trồng cây hoa Ban ở các tuyến phố, các điểm di tích lịch sử, các cơ quan, đơn vị và trường học mói được trồng đơn lẻ, chưa tập trung, thiếu quy hoạch về lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù họp ở từng công trình, tuyến phố; trong khi diện tích rừng cây hoa Ban tự nhiên ngày càng giảm do người dân khai thác, chặt phá rừng làm nương...

Tuy nhiên, trong những năm qua do nhiều nguyên nhân số lượng, diện tích loài cây hoa Ban ngày càng giảm, nhất là đối với diện tích cây hoa Ban tự nhiên. Mặc dù trong những năm gần đây tỉnh Điện Biên đã quan tâm phát triển cây hoa Ban thông qua nhiều hình thức khác nhau đã kêu gọi các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân tố chức trồng cây hoa Ban tại các đồi di tích lịch sử, trên các tuyến đường, trường học, khu dân cư và trong các cơ quan...nhưng do số lượng còn hạn chế, lại phân tán nhỏ lẻ nên chưa tạo được điếm nhấn cho các điếm du lịch trên địa bàn trong tỉnh.

Hoa Ban là một biêu tượng văn hóa của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Cây hoa Ban mọc tự nhiên trên rừng, được trồng quanh nhà, trên những trục đường giao thông, trường học, trong các công sở...là loài cây tạo cảnh quan. Chính vì vậy với người dân vùng Tây Bắc nói chung, nhân dân tỉnh Điện Biên nói riêng loài hoa này trở nên rất thân thuộc nhưng mang nhiều ý nghĩa về văn hóa.

Với ý nghĩa to lớn mà loài hoa này đem lại tỉnh Điện Biên đã quyết định hàng năm tổ chức Lễ hội Hoa Ban và đây là hoạt động văn hóa thường niên của tỉnh Điện Biên, bắt đầu từ năm 2014 nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Lễ hội này góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên; quảng bá, giới thiệu hình ảnh Điện Biên nói chung và hình ảnh hoa Ban - loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc đến đông đảo nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế.

1
Hoa Ban là một biêu tượng văn hóa của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

“Dự án Bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 - 2025” đã được tỉnh Điện Biên phê duyệt là rất cần thiết. Dự án được thực hiện tạo ra các rừng cây hoa Ban tự nhiên cũng như diện tích trồng tập trung cây hoa Ban lớn trên địa bàn tỉnh, tạo ra vẻ đẹp đặc trưng gắn kết với các điểm di tích lịch sử, tạo điếm nhấn về cảnh quan môi trường và dấu ấn trong lòng du khách khi đặt chân đến mảnh đất Điện Biên lịch sử, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tỉnh Điện Biên đã rất thành công trong việc đặt những bước khởi đầu xây dựng “thương hiệu” Điện Biên gắn hình tượng cây hoa Ban. Lễ hội Hoa ban trở thành một địa chỉ hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Giờ đây, khi nhắc tới Ðiện Biên nhiều người sẽ nhớ tới Lễ hội hoa Ban.

 

 

Hương Trà/DIENBIENTV.VN

.