Chỉ định thầu làm "méo mó" các dự án BOT giao thông
Nhiều đại biểu truy vấn trách nhiệm của Bộ KH-ĐT, Bộ GTVT trong việc nhiều dự án BOT giao thông đều áp dụng chỉ định thầu, dẫn tới thiếu minh bạch.
Sáng 15/6, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trả lời chất vấn trước nghị trường. Nhóm vấn đề được Quốc hội thảo luận gồm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tránh lãng phí đầu tư công và trách nhiệm của Bộ, ngành trong các dự án trọng điểm quốc gia.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) đặt ra câu hỏi: “Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ KH&ĐT và Bộ GTVT trong việc hầu hết các dự án BOT giao thông đều áp dụng hình thức chỉ định thầu, dẫn tới thiếu minh bạch?”. |
Cụ thể, về vấn đề đấu thầu các dự án BOT giao thông, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) đặt câu hỏi: “Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ KHĐT và Bộ GTVT trong việc hầu hết các dự án BOT giao thông đều áp dụng hình thức chỉ định thầu, dẫn tới thiếu minh bạch?”
9,5 triệu USD 1 km đường cao tốc Bắc – Nam đắt hay rẻ?
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) chất vấn: “Nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục quy trình đấu thầu còn rườm rà, tốn nhiều thời gian gây chậm trễ tiến độ giải ngân của đầu tư công, đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục? Trách nhiệm của Bộ KH-ĐT và Bộ GTVT trong việc hầu hết các dự án BOT đều chỉ định thầu dẫn tới thiếu minh bạch? Hai bộ phối hợp tham mưu cho Chính phủ như thế nào để đảm bảo tính cạnh tranh trong đầu tư công và các dự án BOT?
Cùng chung vấn đề, đại biểu Lê Công Nhường (Đoàn Bình Định) đặt vấn đề, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam sẽ làm hơn 1.370 km, với tổng mức đầu tư 14 tỉ USD và suất đầu tư đường cao tốc là trên 12 triệu USD/km.
Đại biểu Lê Công Nhường (Đoàn Bình Định). |
“So sánh với Trung Quốc, chi phí của họ chỉ 5 triệu USD, của Mỹ và các nước châu Âu là trên 3 triệu USD/km. Như vậy, chi phí làm đường cao tốc 4 làn xe của ta cao gấp 2 đến 4 lần các nước, nhưng chất lượng lại không bằng.
"Đường sắt cao tốc của ta thì suất đầu tư cũng 50 triệu USD, cao hơn các nước rất nhiều, cao hơn 2,5 lần của Thái Lan. Vậy Bộ trưởng làm thế nào để trong điều kiện nguồn lực còn khó khăn, giảm suất đầu tư ở đường bộ, đường sắt?”, ĐB Nhường hỏi thêm.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo về vấn đề suất đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam. Hiện bộ GTVT và Bộ Xây dựng đang tổng hợp đánh giá suất đầu tư.
Theo Bộ trưởng GTVT, dựa trên tiêu chuẩn, Quy định 1161 ngày 11/10/2015 của Bộ Xây dựng, suất đầu tư với đường 6 làn xe là 200 tỷ/km, chưa tính tới giải phóng mặt bằng. Với đặc điểm địa hình ở Việt Nam, mỗi khu vực có một mức giá khác nhau. Ví dụ, Trung du miền núi phía Bắc xuống đồng bằng Bắc Bộ, tới Nam Bộ… chúng ta có một dải từ 7,4 triệu của Trung du miền núi phía Bắc tới 17,2 triệu của Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ. Trong hoạt động đầu tư, yếu tố giá thành phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là địa chất và nguyên vật liệu.
Đang thiếu đường kết nối để đồng bằng Sông Cửu Long cất cánh. |
“Về suất đầu tư hiện nay, năm 2016, chúng tôi đã có báo cáo. Nay xin thông tin lại để các đại biểu tham khảo. Đối với đường cao tốc 6 làn xe, chúng ta quy về tiêu chuẩn quy mô đường, thì suất đầu tư ở Đức là 10,9 triệu USD/km, Bồ Đào Nha là 12,1 triệu USD/km, Áo là 16,7 triệu USD/km, Mỹ là 12,8 tới 14,8 triệu USD/km, Trung Quốc: 10,5 tới 13,6 triệu USD/km…chứng tỏ có sự khác nhau về đặc điểm địa hình. Trong đề án đường cao tốc Bắc Nam, dự kiến là hơn 9,5 triệu USD/km”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết.
Về đường sắt, 50 tỷ là dự kiến theo tư vấn của Nhật Bản để báo cáo, xin chủ trương của Quốc hội về đầu tư đường cao tốc. Hiện nay, trước nhiệm vụ do Chính phủ giao và trước Quốc hội, Bộ GTVT xin được báo cáo là vào kỳ họp thứ II năm 2018, khi đó sẽ có số liệu chính xác, đảm bảo hơn.
Đối với đường cao tốc đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Khởi công từ năm 2010, song trước những khó khăn và yếu tố chưa hợp lý, chúng tôi đã yêu cầu kiểm tra lại, làm lại.
Trong giai đoạn trước đoạn cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận chỉ làm đường có bề ngang 13 mét, trong khi Sài Gòn – Trung Lương là 17 mét, Mỹ Thuận – Cần Thơ là 17 mét.
Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa. |
“Tự nhiên lại có một nút thắt ở chỗ này, vậy nên chúng tôi đã điều chỉnh lại. Cộng thêm chủ chương cho vay của ngân hàng Nhà nước thì tới nay đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận đã được Chính phủ đồng ý, cho phép điều chỉnh lên 17 mét đê đồng bộ trục đường từ TP. HCM tới Cần Thơ. Ngân hàng Công thương Việt Nam đang đàm phán, thu xếp vốn. Chúng tôi hi vọng là tới cuối quý II năm nay khi đàm phán xong, là có thể tiến hành bình thường”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa giải thích.
Riêng đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ nằm trong gói đường cao tốc Bắc – Nam đang trong giai đoạn được phê duyệt.
Trả lời các câu hỏi của đại biểu Hà Sỹ Đồng, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết: “BOT đã được đưa vào chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tôi tin rằng sẽ có những kết luận để tháng 8 tới có những giải pháp giải quyết vấn đề một cách đầy đủ, khách quan. Đáp ứng được những yêu cầu của Bộ GTVT và toàn thể xã hội.
Còn làm sao để BOT giao thông được triển khai minh bạch, Bộ GTVT đã có những khuyến nghị, và sẽ có những khuyến nghị trong kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đề xuất của Bộ GTVT cũng như yêu cầu của xã hội là làm sao các dự án BOT triển khai một cách minh bạch” – Bộ trưởng nhấn mạnh./.
Theo VOV.VN