Mường Chà: Duy trì mục tiêu phát triển kinh tế theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện

Thứ Sáu, 18/09/2015, 10:07 [GMT+7]

Điện Biên TV - Là huyện miền núi biên giới, Mường Chà có địa hình núi non hiểm trở, đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở trên vùng núi cao, trình độ dân trí không đồng đều, nhiều hủ tục còn đè nặng trong cuộc sống cộng đồng, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã xây dựng các mục tiêu, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đảng bộ huyện đã đề ra.

d
Đi đôi với việc thực thi nhiều giải pháp đồng bộ khai thác nguồn lực tại chỗ, huyện Mường Chà luôn nhận được sự chỉ đạo giúp đỡ kịp thời của các ban, ngành cấp trên, tranh thủ mọi nguồn lực thu hút vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình: Đường, điện, trường, trạm, trụ sở làm việc UBND xã, khai hoang mở rộng diện tích canh tác lúa nước và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ xây dựng các mô hình dự án xóa đói giảm nghèo

 

Huyện Mường Chà có diện tích tự nhiên trên 17 ngàn ha, song diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại rất hạn hẹp, đặc biệt là diện tích gieo cấy lúa nước 2 vụ của huyện chỉ vẻn vẹn 220 ha, còn lại chủ yếu là nương rẫy. Hàng năm, Mường Chà phải đối mặt với thiên tai gây thiệt hại không nhỏ về tài sản của Nhà nước và nhân dân; vấn đề an ninh lương thực được đặt ra với huyện như là việc tìm lời giải cho bài toán khó. Do diện tích đất canh tác nông nghiệp nhỏ lẻ phân tán rất khó khăn cho việc tưới tiêu. Toàn huyện có trên 134 công trình thủy lợi với hàng trăm km kênh mương thường xuyên bị thiên tai đe dọa, do đó thủy lợi chưa chủ động tưới tiêu trên toàn bộ diện tích. Hàng năm, huyện tập trung chỉ đạo nông dân tận dụng mọi diện tích gieo cấy lúa ruộng, mở rộng diện tích trồng thêm các loại cây màu như: Ngô, đậu tương vụ đông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khí hậu cùng với điều kiện và trình độ canh tác của bà con nông dân nên sản lượng lương thực không ổn định. Người dân không thể trông chờ hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp, mà chú trọng đến công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng trồng, diện tích rừng đặc dụng phòng hộ kết hợp với cây kinh tế, cây công nghiệp dài ngày như: Cao su và phát triển chăn nuôi

Ông Bùi Xuân Thanh - Phó Phòng Nông nghiệp huyện Mường Chà cho biết: Ngay sau Đảng bộ huyện lần thứ 19 nhiệm kỳ 2015 -2020 phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã cử cán bộ xuống cơ sở để triển khai thực hiện nghị quyết của Huyện ủy Mường Chà về lĩnh vực nông – lâm nghiệp cụ thể tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng đất nông – lâm nghiệp theo hướng tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tập chung đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi…

d
Hàng năm, huyện Mường Chà  tập trung chỉ đạo nông dân tận dụng mọi diện tích gieo cấy lúa ruộng, mở rộng diện tích trồng thêm các loại cây màu như: Ngô, đậu tương vụ đông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khí hậu cùng với điều kiện và trình độ canh tác của bà con nông dân nên sản lượng lương thực không ổn định

 

Tuy nhiên, làm gì để khai thác hiệu quả tài nguyên đất thì cần phải có những giải pháp tích cực phù hợp. Trước hết, huyện thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất sử dụng theo hướng xác định các diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu, không xung yếu chuyển sang trồng rừng kinh tế. Huyện đã chỉ đạo tích cực với từng xã để chuyển sang trồng rừng kinh tế với các cây bản địa có lợi ích kinh tế lâu dài như: Cây cọ khiết, dổi, mỡ, thông, trám, chò, lát, keo tai tượng, bạch đàn trên những diện tích được quy hoạch. Cây Cao su là cây công nghiệp dài ngày được xác định là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân được chỉ đạo phát triển mở rộng, đến nay trên địa bàn huyện đã trồng được gần 1.200 ha cây cao su tại các xã Na Sang, Mường Mươn, Thị trấn, Sa Lông. Nông dân đã và sẽ tiếp tục được hỗ trợ bằng nguồn kinh phí của Tập đoàn cây công nghiệp Cao su Việt Nam. Mường Chà có trên 17 ngàn ha diện tích đất tự nhiên thì phần lớn là diện tích rừng phòng hộ cần được gìn giữ bảo vệ. Chính diện tích này, là thế mạnh để người dân chăn nuôi đại gia súc. Huyện ủy đã ra nghị quyết chuyên đề về thực hiện đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc trong đó tăng số lượng và chất lượng đàn bò, giữ ổn định và cải tạo đàn trâu. Việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc được huyện chỉ đạo thực hiện bằng cách khoanh vùng chăn nuôi trâu bò, dê theo quy mô nông hộ vừa và nhỏ. Riêng đàn bò sẽ có những giải pháp tích cực để cải tạo nâng cao chất lượng theo hướng Sind hóa. Mục tiêu phấn đấu của huyện đến năm 2020 toàn huyện sẽ có tổng đàn trâu bò khoảng gần 20 ngàn con.

Đ/c Nguyễn Minh Phú -  Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Chà cho hay: Xác định là một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh tỷ lệ dân số nghèo còn cao ngoài các sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước, cấp ủy chính quyền huyện xác định phát huy sức mạnh nội lực của nhân dân trên địa bàn. Thông qua nhiều chương trình, dự án thời gian qua huyện xuất hiện nhiều tấm gương điển hình kinh tế cao, huyện thường xuyên chỉ đạo các xã nhân rộng các điển hình tiên tiến này

Đi đôi với việc thực thi nhiều giải pháp đồng bộ khai thác nguồn lực tại chỗ, huyện Mường Chà luôn nhận được sự chỉ đạo giúp đỡ kịp thời của các ban, ngành cấp trên, tranh thủ mọi nguồn lực thu hút vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình: Đường, điện, trường, trạm, trụ sở làm việc UBND xã, khai hoang mở rộng diện tích canh tác lúa nước và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ xây dựng các mô hình dự án xóa đói giảm nghèo. Công tác khuyến nông được chú trọng triển khai có hiệu quả giúp người dân hiểu và nắm bắt kiến thức và kĩ năng cơ bản áp dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp. Điển hình là các mô hình: Thâm canh sắn bền vững tại Ma Thì Hồ, Na Sang; nuôi cá rô phi đơn tính tại Thị trấn Mường Chà; mô hình trình diễn nuôi vịt, ngan Pháp tại xã Mường Tùng, Na Sang; mô hình nuôi gà tại xã Mường Mươn và mô hình trồng Đào tại xã Sa Lông với tổng kinh phí thực hiện gần 850 triệu đồng. Hàng năm địa phương còn huy động hàng ngàn ngày công lao động làm đường liên thôn liên bản, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng gồm công trình thủy lợi Lùng Thàng, công trình thủy lợi Chế Nhù, Trung tâm Hội nghị văn hóa huyện; nâng cấp tuyến đường Ma Thì Hồ - Chà Tở, và rất nhiều các công trình khác đang được thi công xây dựng có tổng đầu tư kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

d
Hàng năm địa phương còn huy động hàng ngàn ngày công lao động làm đường liên thôn liên bản, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng gồm công trình thủy lợi Lùng Thàng, công trình thủy lợi Chế Nhù, Trung tâm Hội nghị văn hóa huyện; nâng cấp tuyến đường Ma Thì Hồ - Chà Tở, và rất nhiều các công trình khác đang được thi công xây dựng có tổng đầu tư kinh phí hàng trăm tỷ đồng

 

Đảng, Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên đặc biệt cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng cao biên giới, hỗ trợ trâu bò, dê, lợn, gà, hỗ trợ làm nhà, đất đai sản xuất nông nghiệp, khai hoang ruộng nước bậc thang và hỗ trợ các loại giống cây trồng, lúa, ngô, đậu tương, đào tạo ngành nghề cho lao động nông thôn, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật thông qua các chương trình dự án, các lớp tập huấn tại các thôn bản. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã giúp cho người dân nâng cao nhận thức có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo và có một cuộc sống ổn định, an ninh trật tự an toàn xã hội ở khu vực phên dậu biên giới được giữ vững.

d
Huyện Mường Chà chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng văn hóa giáo dục, y tế, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng công tác nội chính, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường phòng chống tham nhũng lãng phí

 

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 19 nhiệm kì (2015-2020) tiếp tục khẳng định: Phát huy nội lực, lợi thế tiềm năng đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ cao và vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phù hợp định hướng, phát triển nông lâm nghiệp toàn diện, tạo vùng kinh tế tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, coi trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, tạo bước phát triển vượt bậc về dịch vụ, du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng. Bám sát định hướng đó, bằng sự nỗ lực trong chỉ đạo thực hiện các chương trình kinh tế. Đáng chú ý là cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển tích cực. So với năm 2014 giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản tăng 2,7%, khai thác vật liệu xây dựng tiểu thủ công nghiệp tăng 13,1%, dịch vụ thương mại tăng 16%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 47% giảm 5,6%/ năm. Để tạo thế phát triển bền vững, huyện Mường Chà chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng văn hóa giáo dục, y tế, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng công tác nội chính, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường phòng chống tham nhũng lãng phí. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện tiếp tục coi việc làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh là nền tảng, động lực thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng huyện miền núi biên giới phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và sự kì vọng của nhân dân./.


                                                                                        

Quang Phong   
 

.