Huyện Nậm Pồ với việc thực hiện Thông tư 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo

Thứ Tư, 21/01/2015, 09:07 [GMT+7]

Điện Biên TV - Sau 3 tháng thực hiện Thông tư 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá học sinh tiểu học bằng ghi nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện thay vì dùng điểm số như trước kia. Đến nay việc triển khai thực hiện thông tư này đã được phòng giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ thực hiện một cách nghiêm túc với nhiều ưu điểm và không ít những khó khăn.

c
Sau 3 tháng thực hiện Thông tư 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo đến nay phòng giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ thực hiện một cách nghiêm túc với nhiều ưu điểm và không ít những khó khăn.

Để việc thực hiện Thông tư 30 có hiệu quả, phòng giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ đã quán triệt tới toàn thể cán bộ giáo viên ở tất các các trường trên địa bàn, từ đó có kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với thực tế từng đơn vị trường để đánh giá học sinh theo đúng nội dung hình thức mới. Để giúp mỗi cán bộ giáo viên hiểu rõ hơn cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30, các trường đã đưa nội dung này vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua đó các giáo viên được chia sẻ thêm về kinh nghiệm về việc đánh giá học sinh, nắm vững được các kỹ thuật đánh giá thường xuyên, xác định được căn cứ nhận xét, cấu trúc, nội dung, hình thức của nhận xét, nhận xét bằng lời nói trực tiếp, bằng lời nhận xét ghi vào vở hoặc phiếu học tập của học sinh. Ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ cho biết: Trong thời gian bước đầu thực hiện thông tư 30 ở huyện gặp không ít khó khăn nhất là nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đánh giá học sinh bằng lời trực tiếp trên lớp, cũng như ghi lời nhận xét của giáo viên vào vở, phiếu, bài kiểm tra của học sinh trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện tốt thông tư 30 phòng mở các lớp tập huấn, cũng như bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, đồng thời tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh quan tâm đến con em của mình hơn trong việc học tập

c
Bên cạnh nhiều ưu điểm của thông tư 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo việc thực hiện thông tư 30 ở huyện Nậm Pồ còn gặp không ít khó khăn là một huyện vùng cao trình độ dân trí còn thấp nên không ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình khi ở nhà, do đó gặp khó khăn trong việc giúp đỡ các em học tập và rèn luyện ở nhà.

Theo đánh giá của phần lớn số cán bộ giáo viên thì: việc thực hiện Thông tư 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo có những ưu điểm là; không gây áp lực nhiều cho học sinh và cha mẹ học sinh, việc nhận xét bằng lời nói trực tiếp sẽ giúp cho các em học sinh thấy được những ưu điểm nổi bật, những hạn chế một các cụ thể, các biện pháp hỗ trợ như nhắc nhở một cách nhẹ nhàng làm cho các em học sinh tự tin và dễ dàng khắc phục được những hạn chế, bên cạnh đó việc ghi nhận xét vào vở còn giúp cho cha mẹ học sinh đọc và hiểu được việc học tập của con em mình qua những lời nhận xét một cách cụ thể, rõ ràng từ phía giáo viên, từ đó cha mẹ học sinh có những biện pháp hỗ trợ thêm ở nhà, giúp các em có những phương pháp học tập tốt hơn.

Bên cạnh những ưu điểm của việc thực hiện Thông tư 30, thì một trong những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đó là; nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đánh giá học sinh bằng lời trực tiếp trên lớp, cũng như ghi lời nhận xét của giáo viên vào vở, phiếu, bài kiểm tra của học sinh. Lời nhận xét phải cụ thể, tường minh, không chê và giáo viên đưa ra những biện pháp hỗ trợ phải rõ ràng, nhằm giúp các em hiểu và học tập tiến bộ, mặt khác khi ghi lời nhận xét phải phù hợp và sát với từng học sinh của lớp mình dạy, việc này mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó tại một số trường vùng sâu vùng xa của huyện, do trình độ dân trí còn thấp, nên không ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình khi ở nhà, do đó gặp khó khăn trong việc giúp đỡ các em học tập và rèn luyện ở nhà./.

 



                                                                                                  Minh Thư - Chí Công

.