Điện Biên

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã có chiều hướng giảm

Thứ Ba, 05/03/2019, 13:43 [GMT+7]

Điện Biên TV - Qua 03 năm triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, kết quả bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực từ khâu nhận thức đến tổ chức các hoạt động phong phú, thiết thực, số trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã có chiều hướng giảm.

Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025” được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 phê duyệt với mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số.

Trước khi triển khai thực hiện đề án, tỉnh Điện Biên là một trong những tỉnh dẫn đầu về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, làm mất đi cơ hội học tập, gia tăng sự nghèo đói…. Đây cũng là rào cản đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1
Hội LHPN tỉnh Điện Biên đã tổ chức truyền thông kiến thức và thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đên lĩnh vực hôn nhân và gia đình đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. 

 

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tào hôn và hôn nhân cận huyết thống ừong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025”, Ban dân tộc tỉnh đã chủ trì phối hợp với các sở ban ngành có liên quan, cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền thực hiện Đề án

Tập trung chỉ đạo xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các xã có tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao, với mục tiêu chính: Đến năm 2020, có 100% cán bộ, công chức xã, thôn bản vùng dân tộc, miền núi; người có uy tín trong cộng đồng được cung cấp thông tin, kiến thức và cam kết thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đên lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Với mục tiêu 80% đông bào dân tộc thiêu số, các đối tượng vị thành niên, thanh niên người dân tộc thiêu số, phụ huynh, học sinh các trường phổ thông, trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú được tuyên truyên cung câp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan về lĩnh vực hôn nhân, về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình

Trong 3 năm từ năm 2016 – 2018, toàn tỉnh đã tổ chức 32 hội nghị tuyên truyền tại 31 xã và thành lập 27 Câu lạc bộ truyên truyền tại 27 xã của các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông và thị xã Mường Lay..; Biên soạn và phát hành 2.000 tờ rơi tuyên truyền kiến thức nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Theo báo cáo thống kê của các ngành chức năng và các huyện, thị xã, thành phố, đến nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra ở hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố nhưng đã có xu hướng giảm. Trong năm 2017 toàn tỉnh có trên 3.000 trường hợp tảo hôn thì năm 2018 có 980 trường hợp, năm 2017 hôn nhân cận huyết thống có 94 trường hợp thì năm 2018 có 12 trường hợp..

 Với chủ đề: Vì cuộc sống an toàn và lành mạnh cho trẻ tại các trường phổ thông, trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú đã cung câp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan về lĩnh vực hôn nhân, về tác hại của tảo hôn...
Với chủ đề: Vì cuộc sống an toàn và lành mạnh cho trẻ tại các trường phổ thông, trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú đã cung câp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan về lĩnh vực hôn nhân, về tác hại của tảo hôn...

 

Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án về giảm hiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó các hoạt động tuyên truyền được tăng cường tổ chức thục hiện với hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa phương.

Tuy nhiên, tình trạng trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở một số địa phương vẫn còn xảy ra mang tính phổ biến, thậm chí có địa phương không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Nạn tảo hôn đã trờ thành tập tục vì thế việc thay đổi một nếp nghĩ, cách làm cần có thời gian và một loạt các hoạt động đồng bộ. Bên cạnh đó, trình độ dân trí và nhận thức của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương còn thấp, chưa đồng đều khiến quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Qua 3 năm triển khai thực hiện, Đề án bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, thông qua các hoạt động của Đề án, đồng bào dân tộc thiểu số đã được tuyên truyển sâu rộng hơn về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… Nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về hôn nhân và gia đình về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã dần được nâng lên, từng bước góp phần từng bước xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư./.

 

 

Hương Trà/DIENBIENTV.VN

.