Khi người dân Mường Chà coi rừng là tài sản
Điện Biên TV - Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân Mường Chà về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt; không còn tình trạng để xảy ra cháy rừng, chặt phá, lấn chiếm rừng làm nương rẫy. Rừng đã có chủ; người dân được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và độ che phủ của rừng tăng nhanh qua mỗi năm.
Ngay sau khi được tập huấn về công tác bảo vệ rừng, ông Hồ Khoa Chía - Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Háng Lìa, xã Sa Lông, huyện Mường Chà - đã về triển khai ngay cho bà con dân bản. Cũng theo ông Chía thì, từ mấy năm gần đây trên địa bàn xã Sa Lông đã không xảy ra vụ cháy rừng nào; người dân cũng không còn hiện tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép như trước đây. UBND huyện đã giao toàn bộ diện tích hơn 400 ha rừng cho cộng đồng thôn, bản xã Sa Lông quản lý và người dân được hưởng tiền từ Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ.
Chính bởi vậy mà người dân đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, gắn bó và coi rừng là tài sản của mình; bởi rừng đã cho họ nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống. Chi bộ bản cũng đã phân công cụ thể cho các tổ quản lý và bảo vệ rừng những diện tích trừng cụ thể để thường xuyên tuần tra canh gác. Một số cán bộ đảng viên trong Chi bộ thôn Háng Lìa đã gương mẫu trong các phong trào quản lý bảo vệ rừng.
Người dân huyện Mường Chà đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, gắn bó và coi rừng là tài sản của mình |
Ông Hồ Khoa Chía, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Háng Lìa, xã Sa Lông, huyện Mường Chà cho biết: Hiện nay chúng tôi có được Đảng nhà nước có chủ trương bàn giao rừng cho bà con nhân dân trong bản. Hiện nay là tình trạng phá rừng không còn. Mấy năm gần đây bà con trong bản khai hoang được gần 10 ha ruộng bậc thang, giảm tình trạng phá rừng. Việc giao đất rừng cho bà con thì bà con hoàn toàn có trách nhiệm cùng bảo vệ không đi chặt phá.
Mấy năm trước bà con nhân dân trong bản hầu như là cứ đi xẻ gỗ bán, chặt củi bán, phá rừng bừa bãi nhưng mà chi bộ đã triển khai tuyên truyền cho bà con hiểu rừng là rừng của chúng ta, chúng ta nên phải bảo vệ để làm sao cho rừng có độ che phủ đảm bảo tránh được tình trạng mưa lũ sạt lở. Hiện nay bà con có ý thức bảo vệ rừng, không còn chặt phá rừng nữa.
Một cái thay đổi nữa là trước đây bà con chỉ làm nương ở trên rừng đồi núi nhưng bà con hiện nay đã thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trồng cây chuối cây dứa nhiều nhà có tiến bộ mua được ô tô. Hiện tại là trồng dứa với lại chồng chuối năng xuất rất là cao có mấy nhà mua được 2 3 ô tô chở dứa đi bán. Một số cán bộ đảng viên ở đây rất là đầu tầu gương mẫu về phát triển kinh tế hộ gia đình gia đình cũng chăm chỉ chiụ khó làm ăn như là trâu bò lợn gà vẫn có đầy đủ, vừa tham gia công tác xã hội vừa sản xuất cây ngô, cây đậu tương để cải thiện đời sống gia đình.
Hơn 500 ha rừng trên địa bàn xã Sa Lông đã được người dân khoanh nuôi, bảo vệ và đồng thời được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng |
Theo số liệu thống kê của Kiểm lâm địa bàn xã Sa Lông thì, diện tích rừng được người dân khoanh nuôi, bảo vệ và đồng thời được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là hơn 500 ha. Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đia phương về công tác quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân một số biện pháp phòng chống cháy rừng. Từ đó đã hạn chế được những vụ cháy rừng và cũng không còn tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy trái pháp luật.
Theo Ông Giàng A Tủa, Kiểm lâm huyện Mường Chà thì Hàng năm vào mùa khô tôi trự tiếp tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã theo quyêt định 83 của Bộ NN&PTNT về nhiệm vụ kiểm lâm địa bàn cấp xã.
Trong đó tích cự phối hợp với các ban ngành của xã tổ chức các cuộc họp dân tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng của bản, phát dọn các đường băng cản lửa, tuyên truyền về luật bảo vệ rừng, cấm chặt phá rừng khai thác rừng trái pháp luật. Nhất là về phá rừng làm nương. Qua đócải thiện được nhận thức của người dân liên quan canh tác nương rẫy đã hạn chế.
Trong thời gian qua, không xảy ra cháy phá đặc biệt là chặt phá rừng trái pháp luật, qua đó thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, dân được hưởng tiền từ rừng được UBND huyện giao. Riêng bản cổng trời 421 ha chia cho các hộ dân trong bản.
Hàng năm chúng tôi phối hợp với các ban ngành của xã địa chính, quân sự là người sở tại phiên dịch những văn bản quy định của Pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng bằng tiếng Mông cho bà con hiểu nắm bằng quy định của Pháp luật qua đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong công tác BVR. Từ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, tuyên truyền hàng năm thì cơ bản nhân dân trong xã đã nhân thức cao về công tác quản lí bảo vệ rừng không có tình trạnh lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy.
Để bảo vệ những diện tích rừng đã được giao, nhiều thôn bản đã đề ra những quy ước, hương ước để mọi người cùng nhau thực hiện. |
Ông Giàng A Giống, Trưởng bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà cho biết: Để giữ diện tích rừng của bản, bản Cổng Trời đã đề ra quy ước không được chặt phá rừng bừa bãi, khong được chặt củi đi bán, chi rđược chặt cây đã chết để lấy củi, đồng thời phải có trồng xen thay thế những cây rừng đã chết. Dưới tán rừng trồng các loại cây Sa nhân, thảo quả.
Trong năm 2017-2018 người dân đã chuyển đổi từ trồng lúa nương sang các loại cây ăn quả, dứa mận đào…do các doanh nghiệp cấp phát giống. Nói chung là tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp cho người lao động cải thiện đời sống. Ví dụ như đi làm nương thì phải làm quanh năm, nhưng mà giữ rừng thì mùa khô mới phải đi bảo vệ rừng, tuần tra, không hạn chế ngày công lao động, người dân một năm thu được 2-3 triệu đồng cho gia đình mua thóc, đồ dùng gia đình và lại giữ được rừng cho bản, giữ được cây hạt dẻ để ngày gần tết có quả bán cũng tăng thêm thu nhập cho người dân bản Cổng Trời.
Trong mấy năm gần đây, Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ đã mang lại nhiều lợi ích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân huyện Mường Chà, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của người dân.
Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Mường Chà, toàn huyện có tổng diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng là gần 21.000 ha. Trong đó: Rừng phòng hộ 12.165 ha; rừng đặc dụng 4.316 ha; rừng sản xuất 4.512 ha.
Xác định rõ ý nghĩa và tính thiết thực của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, UBND huyện Mường Chà đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn huyện phối hợp với các xã, thị trấn rà soát diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu ý nghĩa của dịch vụ môi trường rừng và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng.
Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt quản lý, kiểm tra, giám sát việc chi trả dịch vụ môi trường rừng đến từng chủ hộ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt, rừng đã có chủ và người dân được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và độ che phủ của rừng tăng nhanh qua mỗi năm. |
Theo Ông Lường Văn Toàn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường Chà: Để giữ những cánh rừng, đặc biệt là diện tích rừng hiện còn thì trong năm qua lực lượng kiểm lâm tỉnh Điện Biên nói chung, Kiểm lâm huyện Mường Chà nói riêng đã triển khai nhiều giải pháp tích cực: Thứ nhất là từ Ban lãnh đạo tổ chức quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trách nhiệm đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị về trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt là công tác bảo vệ rừng từ đó cụ thể hóa chương trình trong kế hoạch làm việc của đơn vị mà đồng thời Chi bộ xây dựng hẳn một Kế hoạch để thực hiện. Thế thì song cùng với vấn đề đó thì triển khai đến từng cán bộ công chức trong đơn vị.
Đặc biệt nhất là các đồng chí đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tham mưu cho cấp ủy chính quyên địa phương, chủ tịch UBND các xã. Kiêm lâm địa bàn với chức năng quản lý nhà nước về sử dụng đất lâm nghiệp. Từ trách nhiệm đó thì mỗi anh em đều phải nâng cao tinh thần trách nhiệm theo quyết định: QĐ 83 của Bộ NNPTNT quy định nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn. Từ cái đó thì anh em bám vào nhiệm vụ trọng tâm thì xuống địa bàn cơ sở từ việc tham mưu đi cùng với các tổ bảo vệ rừng và các trưởng thôn bản tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục. Đặc biệt là vào thời gian cao điểm vấn đề về phá rừng, cháy rừng, những tháng mùa khô.
Từ cái đó thường xuyên phối hợp với các lực lượng liên quan đến như CA-QĐ trên địa bàn cũng tổ chức tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm tra các điểm nóng thường xuyên xảy ra phá và cháy rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật. Xuất phát từ cái đó thì công tác quản lý bảo vệ rừng ở trên địa bàn huyện Mường chà nói riêng và một số điểm hay xảy ra cháy rừng, phá rừng cũng đã được ngăn chặn kịp thời.
Trước đây công tác bảo vệ rừng ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhưng từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân ngày càng tham gia nhiều vào công tác quản lý, bảo vệ rừng. Họ đã coi rừng là tài sản của mình và cộng đồng thôn bản./.
Quang Phong/DIENBIENTV.VN