Điện Biên: Tình trạng đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa đông xuân diễn ra khá phổ biến

Thứ Năm, 07/06/2018, 17:11 [GMT+7]
Điện Biên TV - Sau thu hoạch lúa đông xuân, nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên tình trạng người dân đốt rơm, rạ diễn ra khá phổ biến gây nên tình trạng khói mù bao phủ, ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe của con người.
 
Trong mùa gặt vừa qua, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt là khu vực huyện Điện Biên, cánh đồng mường thanh người dân đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa đông xuân diễn ra khá phổ biến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
 
x
Người dân ngang nhiên đốt rơm, rạ ở hai bên đường, thậm trí gần cột điện ....

Theo ghi nhận của phóng viên, đi dọc đường vào xã Thanh Luông vào mỗi buổi chiều tầm 15 - 17 giờ nhìn bằng mắt thường cũng nhận thấy người dân đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch 2 bên đường rất nhiều, khói mù mịt.

Bà Lê Thị Mai - Thôn Công hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên cho biết:  Buổi chiều đi xe máy dọc đường vào Hồ Pe Luông khói đốt rơm, rạ từ cánh đồng mù trời vừa ngột ngạt, vừa che khuất tầm nhìn, nhiều khi phải đợi hết khói mới dám về nhà.

Không chỉ tại xã Thanh Luông, mà tại cánh đồng Mường Thanh (Tp. Điện Biên Phủ), nhiều cánh đồng huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng.....người dân đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa đông xuân khá phổ biến.

Khi hỏi tại sao đốt rơm, rạ một người dân nói: "Để rơm, rạ trên cánh đồng sau khi thu hoạch thì không cày bừa được, thế nên phải đốt đi, năm hai vụ là đốt, các anh thấy đấy, đốt nhà nào nhanh thì khoảng một tiếng là hết, còn ảnh hưởng cái gì thì chúng tôi không biết.”

x
 Việc đốt rơm, rạ này sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển...

Trung bình một ha lúa cho 10 - 12 tấn rơm rạ. Việc đốt rơm, rạ này sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển.

Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở... Đặc biệt, vào những ngày trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm trong không khí còn gây tác hại dài ngày.

Chính vì thế để hạn chế tối đa người dân đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa đông xuân, thiết nghĩ, thời gian tới, các cấp, ngành cần đẩy mạng tuyên truyền, định hướng cho người dân cách thức xử lý rơm rạ từ đó để tình trạng này không diễn ra nữa./.

 
 
 
Tử Long
 
 
 
.