Điện Biên: Phòng, chống bệnh dại ở vật nuôi mùa hè
Triệu chứng cơ bản của bệnh dại (ảnh kt ) |
Nguyên nhân của bệnh là do virut dại (rabies virus) gây lên, nhưng bệnh thường chủ yếu là do các loài động vật bị mắc dại như chó, mèo…. rồi truyền nhiễm cho con người qua các vết cắn, vết xước…, và đây cũng chính là nguyên nhân chính có tỷ lệ phần trăm lây nhiễm cho con người cao nhất. Bệnh có rất nhiều triệu chứng, biểu hiện nhưng thường được chia ra làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Thời kì ủ bệnh của virut và là điều kiện, môi trường để cho virut phát triển . Thời kì ủ bệnh của virut khoảng từ 15-20 ngày cho đến 90 ngày, và thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngoài ra có một số trường hợp có thể có thời gian ủ bệnh đến 1 năm.
Giai đoạn 2: Đây là thời kì khởi phát, thời gian trước khi phát bệnh từ 2 đến 4 ngày người bệnh có cảm giác đau nhức vết cắn, sưng tấy lên. Những dấu hiệu này lan rộng theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết, đồng thời kèm theo một số triệu chứng như: bồn chồn, nóng nảy, cáu giận la hét vô cớ.
Giai đoạn 3: Thời kì toàn phát, đây là thời kì bệnh bắt đầu phát triển rất mạnh . Dẫn đến Thể co thắt ( thể co thường gặp nhất, người bệnh lên cơn co giật, co cứng toàn thân, sợ nước, sợ ánh sáng....); thể liệt ( Thể này thường ít gặp hơn và nếu gặp thì sẽ xuất hiện hiện tượng liệt rất nhanh sau những cơn co thắt ); Thể cuồng( là khi đó người bệnh bị kích thích quá độ, không kiềm chế được bản thân, có những hành động dữ dằn).
Bệnh dại trên địa bàn những năm qua có diễn biến phức tạp
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, theo số liệu thống kê của Sở Y tế từ năm 2010 đến hết năm 2017 có 40 trường hợp người tử vong do bệnh dại. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2018 có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Mường Toong (huyện Mường Nhé) và xã Búng Lao (huyện Mường Ảng); có 1.082 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng.
Việc thả rông chó không rọ mõm rất nguy hiểm, đặc biệt những con chó, mèo bị mắc bệnh lại càng nguy hiểm hơn bởi khi bị chúng cắn, con người rất dễ bị lây nhiễm bệnh, nhất là bệnh dại |
Hiện nay, khi mà thời tiết đã chuyển sang hè, thường xuyên xảy ra nắng nóng nên nguy cơ bùng phát bệnh dại trên động vật nuôi như chó mèo là rất cao. Vì thế, vào mùa hè, người dân phải hết sức cảnh giác với chó, mèo dại và không nên chủ quan.
Anh Tạ Anh Tuấn - P.Him Lam cho biết: Hàng xóm quanh nhà gia đình nào cũng nuôi từ 1 đến 2 cón chó hoặc mèo, vào mỗi buổi chiều, chó mèo thường thả rông ngoài đường gây cản trở an toàn giao thông và đặc biệt nguy hiểm bởi chúng có thể giống như mầm bệnh di động, nhiều khi không giám cho trẻ nhỏ ra đường chơi
Việc thả rông chó không rọ mõm rất nguy hiểm, đặc biệt những con chó, mèo bị mắc bệnh lại càng nguy hiểm hơn bởi khi bị chúng cắn, con người rất dễ bị lây nhiễm bệnh, nhất là bệnh dại.
Cẩn chủ động phòng chống, bệnh dại ở vật nuôi
Trước tình hình diễn biễn phức tạp của bệnh dại các địa phương trên địa bàn tỉnh cần chủ động tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, trường học về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc bệnh dại; biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả; các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại.
Người dân cần chủ động tiêm phòng vắc-xin dại cho chó (ảnh minh họa) |
Đặc biệt, tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm các quy định về nuôi chó và tiêm vắc xin phòng dại trên động vật; trách nhiệm dân sự khi không tiêm phòng dại để vật nuôi lên cơn dại cắn người gây nguy hiểm cho cộng đồng, từ đó nâng cao trách nhiệm của chủ vật nuôi.
Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được
Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại; vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
Hạn chế làm dập nát vết thương và không băng kín vết thương; đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Với những kiến thức về phòng chống, bệnh dại trên, cùng với sự chủ động, vào cuộc của các cơ quan chức năng đặc biệt là Sở Y tế, hy vọng mùa hè năm nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ hạn chế tối đa số người bị mặc bệnh dại do vật nuôi cắn./.