Điện Biên: Người dân cần hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy gây ảnh hưởng đến môi trường
Theo các nhà khoa học, quá trình túi nilon phân hủy có thể mất từ 500 – 1.000 năm nếu không có tác động của ánh sáng mặt trời |
Túi polietylen (PE) hay còn gọi là “túi nilon” là loại vật liệu rất tiện sử dụng, được nhiều người ưa chuộng trong việc mua bán, trao đổi. Túi nilon thường có 2 loại: Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chấtm, loại nhựa này không gây độc hại cho con người; Loại thứ hai, thường dùng phổ biến chính là túi nilon tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Đáng nói, trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì… là những chất nguy hại tiềm ẩn, có thể dẫn đến bệnh ung thư nếu sử dụng.
Theo các nhà khoa học, quá trình túi nilon phân hủy có thể mất từ 500 – 1.000 năm nếu không có tác động của ánh sáng mặt trời khi đó gây nhiều tác hại như: Gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, làm ô nhiễm không khí khi đốt tạo ra các chất độc như CO2 tác động làm biến đổi khí hậu; gây ra các bệnh về ung thư, độc hại cho con người khi sử dụng túi nilon; làm xói mòn đất đai khi túi nilon lẫn vào trong đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật dẫn đến sói mòn đất đai; ảnh hướng đến hệ sinh thái do cây trông không có dinh dưỡng để phát triển; gây ngập úng, lụt lội, do ý thức của người dân vất rác túi nilon xuống mương, cống rãnh, ngây tắc nghẽn, kèm theo các dịch bệnh phát tán.
Đồng chí Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp đi phát túi nilon thân thiện với môi trường tại chợ trung tâm . |
Thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã chủ động tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng nhiều biện pháp thiết thực, đặc biệt là kêu gọi mọi người thay thế túi nilon khó phân hủy bằng bằng túi nilon tự phân hủy, thân thiện với môi trường.
Đồng chí Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: " Việc tăng trưởng kinh tế và thay đổi mô hình tiêu thụ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng chất thải nhựa khiến ô nhiễm nhựa trở thành một vấn đề môi trường mang tính toàn cầu. Theo công bố của chương trình môi trường Liên hợp quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh trái đất 4 lần, có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới, song phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn lấp trong các bãi chôn lấp.
Để phong trào "Giải quyết ô nhiễm nhựa và túi nilon" đi sâu vào cuộc sống, được các cấp các ngành và đông đảo người dân tích cực tham gia và đạt kết quả tốt đẹp, đồng chí đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào sinh hoạt thường xuyên của các khu dân cư, cộng đồng dân cư để người dân được chủ động tham gia giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường. Tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường tự nhiên, đặc biệt là áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm"
Trong khi chưa có những chính sách pháp luật để hạn chế việc sử dụng túi nilon, thiết nghĩ mỗi người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống./