Giã bánh dày - Nét độc đáo của dân tộc Mông
Điện Biên TV - Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Hoa Ban năm 2018, thi giã bánh dầy đã mang đến cho du khách một trải nghiệm về vét Văn hóa trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Điện Biên
Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông, bánh dày là thứ không thể thiếu của mọi gia đình. Người Mông cũng chỉ giã bánh dày ăn trong dịp Tết hay lễ hội bởi đây là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông mỗi dịp Tết đến, xuân về .
Theo tiếng Mông, bánh dày có tên gọi là “Pé” hoặc “Dúa” tùy theo từng vùng khác nhau. Với người Kinh, bánh chưng bánh dày là biểu tượng cho tết, cho Trái đất và bầu trời vuông tròn đầy đủ. Còn với người Mông, bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông, bánh dày còn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài.
Cối giã bánh dày của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột |
Bánh dày của người Mông được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo. Khi đã chọn được gạo ưng ý, gạo mang vo cho sạch rồi ngâm bằng nước ấm khoảng 12 giờ rồi vớt ra để ráo nước mới cho vào chõ để đồ xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.
Lá gói bánh là lá chuối đã hơ qua lửa cho khỏi rách hoạc bằng lá dong được xoa 1 lớp lòng đỏ trứng gà luộc chín |
Giã bánh dày là công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh |
Khi giã dùng hai chiếc chày gỗ có cán dài rồi giã cho đến khi xôi quyện vào nhau, giã càng kỹ thì bánh càng dẻo |
Để bột khỏi dính tay và tăng độ thơm ngon của bánh, người ta xoa lòng đỏ trứng gà vào lòng bàn tay lúc nặn bánh |
Khi xôi được giã xong là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời như truyền thuyết để lại |
Bánh dày không chỉ là món ăn đãi khách mà còn làm quà cho khách đến thăm nhà. Dù để lâu ngày bánh vẫn dẻo thơm, khi ăn thường nướng trên than hồng hoặc cắt thành miếng nhỏ rồi rán bằng mỡ lợn cho phồng lên, tạo một mùi thơm hấp dẫn |
Bánh giầy không những là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông mà còn tượng trưng cho Mặt trăng và Mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài. |
Bánh dày luôn là món ăn hấp dẫn đối với bất cứ ai có mặt trong ngày tết cổ truyền đặc sắc của người Mông ở vùng cao |
Hương Trà/Dienbientv.vn