Cấp bách phòng chống Dịch tả lợn châu Phi
Điện Biên TV - Thực hiện theo phương châm của Chính phủ “phòng, chống dịch như chống giặc”, phải coi nhiệm vụ phòng chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách lúc này, đây là nội dung trong công điện của UBND tỉnh Điện Biên về việc phòng,chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên đia bàn
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tính từ khi Dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh đến nay (6/2019) đã có hơn 2.000 hộ ở 416 thôn bản thuộc 70 xã, phường của 9 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Mường Nhé chưa có dịch). Tổng số lợn đã tiêu hủy là hơn 8.000 con, trọng lượng trên 354 tấn (chiếm khoảng 2% tổng đàn lợn cả tỉnh).
Tỉnh Điện Biên đã tiêu hủy là hơn 8.000 con lợn Dịch tả lợn châu Phi |
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, các cấp ủy, chính quyền địa phương và các Sở, ban, ngành, đoàn thể đã vào cuộc quyết liệt, chủ động tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp khống chế bệnh Dịch tả lọn Châu Phi.
Sau gần 3 tháng xảy ra dịch, đã có 6 xã công bố hết dịch gồm: 4 xã của huyện Điện Biên Đông, 1 xã huyện Tuần Giáo và 1 xã huyện Mường Chà; 8 xã đã qua 20 đến 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh phải tiêu hủy.
Tuy nhiên, do dịch bệnh hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị cộng với cơ chế lây lan cực kỳ phức tạp, khó kiểm soát nên nguy cơ dịch bệnh tiếp tục có chiêu hướng lây lan nhanh, phạm vi rộng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường, đời sống của người chăn nuôi. Vì vậy, việc khống chế bệnh Dịch tả lọn Châu Phi là công việc cấp bách, quan trọng hiện nay.
Thực hiện Công văn số 387-CV/TU ngày 27/5/2019 của Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Đồng thời để chủ động triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian tới, UBND tỉnh đã yêu cầu các Sở ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, điêu hành công tác phòng chống, dập dịch theo phương châm của Chính phủ “Phòng, chông dịch như chống giặc”, phải coi nhiệm vụ phòng chống, không chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách lúc này
Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân để mọi người nhận thức rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã và đang xảy ra đối với các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân; động viên các tầng lớp nhân dân chủ động tham gia tích cực phòng, chống, khống chế dịch bệnh giảm thiểu tổn thất về kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Thông tin tuyên truyền phải kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang xã hội.
UBND các huyện,thị xã, thành phố chủ động bố trí kinh phí và nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu qủa công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, trường hợp kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh vượt quá khả năng cân đôi ngân sách huyện, cần tổng hợp chi tiết báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng họp tham mưu cho UBND tỉnh xem xét giải quyêt.
Tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND cấp xã tổ chức giám sát chặt chẽ, pháp hiện kịp thời, xử lý tiêu hủy lợn bệnh theo quy định, hạn chê lây lan dịch bệnh, không để xảy ra ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho cộng đồng; tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường họp trục lợi chính sách hỗ trợ tiểu hủy lợn bệnh, các trường họp kê khai không đúng về số lượng và trọng lượng buộc phải tiêu hủy theo quy định ...
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, thống kê cụ thể các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi, quy mô đàn và danh sách các cơ sở thu gom, vận chuyển, giết mổ trên địa bàn; khẩn trương có giải pháp để thực hiện giết mổ, tiêu thụ thịt lợn an toàn đảm bảo theo đúng quy định.
Thường xuyên cập nhật thông tin, phản ánh và xử lý kịp thời các thông tin về phòng, chống dịch, báo cáo đầy đủ về Văn phòng UBND tỉnh theo quy định. Sở Y tế chỉ đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm rà soát, thống kê các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Tăng cường công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường và chuồng trại chăn nuôi bằng hóa chất... |
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan thống kê các cơ sở, hộ kinh doanh thịt lợn tại các chợ trên địa bàn tỉnh, đồng thời tham mưu phương án tiêu thụ thịt lợn an toàn theo quy định.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân dùng phương pháp rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời khử trùng tiêu độc ở những ổ dịch, các xã lân cận, xã có nguy cơ lây lan dịch cao.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị các, huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo chính quyền cơ sở giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dịch trên đàn lợn, thống kê tổng đàn nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình bệnh dịch, các biện pháp phòng, chống đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời làm tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường và chuồng trại chăn nuôi bằng hóa chất và vôi bột nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm và phát tán bệnh dịch./.
Theo Thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra trên 3.000 xã, phường, thị trấn của 58 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy tổng số trên 2,5 triệu con lợn. Dự báo nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh đến các địa phương chưa có dịch; tái phát tại các địa phương đã qua 30 ngày; xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn trong thời gian tới là rất cao. Hiện còn 5 tỉnh chưa có dịch gồm: Bến Tre, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh. |
Hương Trà/DIENBIENTV.VN