Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề kinh tế quan trọng tại kỳ họp này
Các vấn đề quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, đầu tư công trung hạn sẽ được thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc tại Hà Nội sáng nay (22/10), với nhiều nội dung quan trọng được cử tri cả nước trông đợi, trong đó có hàng loạt vấn đề kinh tế như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), đầu tư công trung hạn...
Hàng loạt vấn đề kinh tế quan trọng được thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. (Ảnh minh họa: KT) |
Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo: Kết quả 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2016 - 2020: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 (trong đó có xem xét kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2019 - 2022).
Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; Đánh giá kết quả giữa kỳ việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020; báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Quốc hội sẽ cho ý kiến nhiều dự án luật, trong đó có Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia...
Bản sao iPhone 8 và tính năng nổi bật so với sản phẩm sắp ra mắt
Cũng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là Hiệp định quan trọng, có tác động đến hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, ngoại giao của nước ta, nhất là ngành nông nghiệp và quyền của công nhân lao động./.
Theo VOV