Điện Biên

Tập trung đầu tư vào ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững

Thứ Năm, 25/10/2018, 16:22 [GMT+7]

Điện Biên TV – Qua 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở về sự cần thiết phải cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, nhằm tăng thu nhập trên địa bàn tỉnh và xóa đói giảm nghèo.

Với mục tiêu Cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển, khai thác lợi thế, thế mạnh của từng địa phương để phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; góp phần cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có 15 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, các doanh nghiệp đã tổ chức xây dựng và xác nhận 11 chuỗi cung ứng thực phâm nông, lâm nghiệp an toàn. Đầu tư xây dựng 2 dự án cánh đồng lớn và chỉ đạo hỗ trợ tổ chức sản xuất lúa cho kết quả tốt.

1
Sản phẩm gạo Bắc thơm số 7 của Công ty TNHH thực phẩm Safe Green đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường

 

Trong những năm qua, tỉnh Điện Biên Chỉ đạo hỗ trợ cấp chỉ dẫn địa lý và mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm gạo Bắc thơm số 7 của Công ty TNHH thực phẩm Safe Green với diện tích 15 ha tại xã Thanh An, huyện Điện Biên và cấp đăng ký mã truy suất nguồn gốc cho sản phẩm Cà phê của Công ty cà phê Đại Bách Mường Ảng, gạo Bắc thơm số 7 của HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên.

Sản xuât nông nghiệp đã từng bước theo hướng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm tạo giá trị hàng hóa, tăng thu nhập cho hộ nông dân. Tính đến hết năm 2017, đã có 16 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuân nông thôn mới. Đã và đang hình thành một số trang trại trồng cây ăn quả, rau, chăn nuôi tổng họp, quy mô tương đối lớn theo chuỗi thực phẩm an toàn, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm (xã Thanh Yên, huyện Điện Biên). Thực hiện chuyển đổi trên 600ha  diện tích đất lúa, rau màu sang cây trồng khác cho năng xuất hiệu quả cao hơn.

Người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích đất canh tác, áp dụng những khoa học kỹ thuật vào sản xuất một số loại cây có giá trị kinh tế cao như lúa, chè, Café, cao su …diện tích một số loại cây tăng nhanh, như diện tích lúa gieo trồng năm 2018 tăng 16% so năm 2018 nhưng sản lượng tăng 30%. Diện tích trồng cây cà phê tăng 380% so với năm 2008, sản lượng năm 2017 đạt hơn 6.000 tấn, tăng hơn 900% so với năm 2008, diện tích trồng cây cao su hiện nay hơn 5.000 ha tăng hơn 600% so diện tích trồng năm 2008.

Gía trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo giá hiện hành năm 2017 đạt hơn 5.000 tỷ đồng tăng hơn 300% so với năm 2008. cơ cấu kinh tế nội ngành đã từng bước chuyển dịch theo đúng định hướng tái cơ cấu, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp ổn định góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh, một phần bán ra ngoài tỉnh, bước đầu đã hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất

Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã hình thành và tạo chuyển biên tích cực trong sản xuât nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước phát huy thế mạnh, lợi thế của từng địa phương gắn với nhu cầu thị trường.

Các hộ gia đình đã chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trông, vật nuôi, góp phần từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vê nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo giá trị hàng hóa, tăng thu nhập trên địa bàn tỉnh và xóa đói giảm nghèo.

1
Ông Lầu A Dế, bản Mường Toong 3, xã Mường Toong huyện Mường Nhé mạnh dạn đầu tư đưa giống ngô mới mới vào trồng cho thu hoạch năng suất cao

 

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tồn tại khác nhau nên qua thực tiễn triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu của tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như nội dung, nhiệm vụ tái cơ cấu của từng lĩnh vực chưa thực sự cụ thể, trọng tâm.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc triển khai thực hiện Đề án còn hạn chế, chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu và đặc biệt là chưa xác định được các sản phẩm chủ lực gắn với lợi thế vùng, địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang phát triển những cây trồng có giá trị cao, thị trường tiêu thụ ổn định còn chậm.

Thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn còn ít, chậm và gặp nhiều vướng mắc trong khâu đất đai. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của ngành. Chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp còn thiếu bền vững; đời sống nhân dân khu vực nông thôn vẫn ở mức thấp; nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa chưa có sự chuyển biến rõ rệt… Đây sẽ là những thử thách không nhỏ trong quá trình xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh Điện Biên phát triển theo hướng bền vững trong những năm tiếp theo.

 

 

Hương Trà/DIENBIENTV.VN

.