Điện Biên: Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai, 20/08/2018, 14:25 [GMT+7]
Điện Biên TV - Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, thời gian qua, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) luôn được tỉnh Điện Biên chú trọng triển khai thực hiện ở cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Qua đó, đã giúp người nông dân từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Trong những năm qua tỉnh Điện Biên luôn đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, triển khai thực hiện ở cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng lớn theo chuỗi giá trị, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến. Tăng cường ứng dụng KHCN, kỹ thuật tiến tiến, bền vững và giống mới có năng suất, chất lượng cao; chú trọng công nghệ sau thu hoạch; Tăng cường xây dựng, quảng bá thương hiệu các sản phẩm chủ lực (gạo Điện Biên, cà phê Mường Ảng, chè Tủa Chùa …).
 
s
Mô hình trồng rau an toàn bằng phân bón sinh học hữu cơ được thực nghiệm tại gia đình anh Ngô Văn Bính (Đội 15, Xã Thanh Hưng – Huyện Điện Biên)

 

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 7/7/2017 của UBND tỉnh về Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương, đất ruộng 1 vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên và Kế hoạch số 2203/KH-UBND ngày 7/8/2017 Triển khai thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2021, định hướng đến năm 2026.

Thúc đẩy toàn diện việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, VietGAP và các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh thị trường các nông sản áp dụng VietGAP. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong nước và ngoài nước; chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn; thực hiện tốt liên kết 4 nhà, 5 nhà, 6 nhà trong sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phậm; xây dựng chương trình phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp.

 

s
 Người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên luôn tăng cường ứng dụng KHCN, kỹ thuật từ đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao (ảnh Kt)

Đến tháng 6/2018, đã xác nhận 11 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; triển khai thực hiện 02 dự án trồng lúa theo mô hình cánh đồng lớn diện tích 63ha tại huyện Điện Biên. Một số liên kết đã đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả; thu hút thêm 3 doanh nghiệp vào đầu tư, nâng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh lên 15 doanh nghiệp. Bước đầu đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao như: Sản xuất rau thủy canh hồi lưu trong nhà lưới công nghệ, trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới. Hiện tại một số doanh nghiệp đang hoàn thiện thủ tục để đầu tư trồng cây Mắc ca gắn với chế biến và chăn nuôi bò sữa.

Mô hình sản xuất RAT theo hướng VietGAP tại đội 18, 19, xã Noong Luống, huyện Điện Biên (ảnh kt)
Mô hình sản xuất RAT theo hướng VietGAP tại đội 18, 19, xã Noong Luống, huyện Điện Biên (ảnh Lan Phương)

Tiếp tục đầu tư đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái.

Quan tâm đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, khai thác có hiệu quả các công trình trọng điểm, trực tiếp phục vụ sản xuất và sinh hoạt thiết yếu; sử dụng và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn; tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với các công trình hạ tầng nông thôn; chú trọng đến công tác duy tu, bảo dưỡng công trình.

oàn công tác tham quan mô hình nhãn ghép tại đội 13A, xã Thanh Luông (huyện Điện Biên).
Đoàn công tác tham quan mô hình nhãn ghép tại đội 13A, xã Thanh Luông - Huyện Điện Biên. (ảnh Quang Hưng)

 

Nghiên cứu sửa đổi các biện pháp, chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn, trong đó phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Nhịp độ độ tăng trưởng bình quân của khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản giai đoạn 2016-2018 là 2,78%/năm%; đảm bảo tỷ trọng trong cơ cấu của nền kinh tế theo hướng xác định, dự báo đến năm 2018 ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 19,33%, giảm 5,95% so với năm 2015.

Tuy nhiên tái cơ cấu ngành nông nghiệp là việc quan trọng, lâu dài và muốn thực hiện thành công phải gắn kết chặt chẽ với chương trình xây dựng NTM, phải tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sự nỗ lực của các thành phần kinh tế và các hộ nông dân với các chính sách hỗ trợ cụ thể, đặc biệt cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới vào các khâu, từ kỹ năng canh tác, chăm sóc, nuôi trồng đến thu hoạch, bảo quản, chế biến… Có như vậy nông dân mới khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững từ nông nghiệp trên địa bàn

 

 

Tử Long/DIENBIENTV.VN

.