Phiên họp thường kỳ tháng 6

Toàn tỉnh có 707.901,99 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, chiếm 74,2% diện tích tự nhiên

Thứ Năm, 07/06/2018, 17:10 [GMT+7]
Điện Biên TV - Tiếp tục phiên họp thường kỳ tháng 6, chiều 7/6, dưới sự chủ trì đồng chí Mùa A Sơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các đại biểu tiếp tục thảo luận, tham gia ý kiến vào báo cáo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
 
s
Đại diện đơn vị từ vấn báo cáo tóm tắt dự án, rà soát quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 

Tại phiên họp, đơn vị tư vấn dự án đã báo cáo tóm tắt dự án, rà soát quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó dự án nêu rõ những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên rừng; thực trạng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh trong thời gian qua.

Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp là 707.901,99 ha, chiếm 74,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: Rừng phòng hộ chiếm 60%; rừng đặc dụng chiếm 7,3% và rừng sản xuất chiếm 32,7 %); đất ngoài lâm nghiệp là 246.223,08 ha.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp sau rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng cao hơn chỉ tiêu phân bổ của Trung ương là 13.148,99 ha; chiếm tỷ lệ 1,89% tổng diện tích đất lâm nghiệp mà tỉnh được phân bổ. Sau khi điều chỉnh, quy hoạch diện tích rừng phòng hộ tăng 532,42 ha. Diện tích này đã được kiểm tra tại thực địa, thống nhất với UBND các xã là các khu vực phòng hộ xung yếu, là những vị trí trên cao, đầu nguồn các sông suối…

s
Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp là 707.901,99 ha, chiếm 74,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

 

Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên được dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, của tỉnh Điện Biên, tài liệu kế thừa trong quá trình rà soát đều có độ tin cậy cao như: Kết quả kiểm kê rừng thực hiện năm 2016, kiểm kê đất đai năm 2015.

Đặc biệt là được thảo luận, thống nhất từ cấp xã, cấp chủ rừng; tổ chức hội thảo cấp huyện; có sự tham gia của các đơn vị liên quan. Quá trình rà soát, điều chỉnh được sự thống nhất từ xã, huyện, đáp ứng được định hướng phát triển kinh tế của địa phương.

Kết quả tổng hợp toàn tỉnh có sự tham gia góp ý của các Sở, ban ngành liên quan. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng lần này vừa mang tính khách quan, khoa học và thực tiễn của địa phương, đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Rà soát điều chỉnh 3 loại rừng, nhằm xây dựng lâm phận ổn định, đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển, mở ra cơ hội mới, thúc đẩy quá trình xã hội hoá ngành lâm nghiệp tỉnh Điện Biên trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Điểm mới trong rà soát, điều chỉnh quy hoạch lần này là có sự tham gia của nhà quản lý và người sử dụng đất trên quan điểm coi trọng mục tiêu sử dụng tài nguyên rừng bền vững, có hiệu quả. Chính quyền cấp xã, người dân từng thôn/bản đều nhận biết được ranh giới 3 loại rừng trên địa bàn mình quản lý.

Tính chất xã hội hoá còn được thể hiện vai trò quản lý rừng từ Nhà nước là chủ yếu được chuyển sang nhiều thành phần kinh tế khác, từ đó huy động được mọi nguồn lực vào bảo vệ và phát triển rừng. Đây là căn cứ, định hướng để tiến hành xây dựng các dự án cụ thể và lập kế hoạch hàng năm.

s
Đồng chí Lò Văn Muôn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham gia ý kiến vào báo cáo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tại phiên họp đa số các đại biểu cho rằng kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đã nêu bật được sự cần thiết, mục tiêu chung và cụ thể, phạm vi đối tượng rà soát và thực trạng, đồng thời chỉ ra tồn tại, hạn chế về điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. 

Tuy nhiên cũng có một số đại biểu cho rằng các thành viên Hội đồng thẩm định đề nghị đơn vị tư vấn dự án trong báo cáo cần cập nhật lại toàn bộ các dự án đã được tỉnh phê duyệt chủ trương, nhất là về các công trình giao thông, dự án đã triển khai và đang triển khai; vấn đề chung chuyển đất; xem xét lại những đất rừng tại trung tâm huyện lỵ và TP. Điện Biên Phủ đã phê duyệt; bổ sung thêm danh mục dự án đối với việc cấp điện nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; xem xét lại số liệu phải trùng với sự thống nhất với các huyện, xã đã ký kết./.

 

 

Tử Long
.