Bộ Quốc phòng trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Điện Biên
Điện Biên TV - Trong đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Đoàn đại biêu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã tổng họp 07 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung uơng, báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương xem xét giải quyết. Đến nay, Đoàn ĐBQH tỉnh đã nhận 06 trả lời của các Bộ, ngành Trung ương về các kiến nghị của cử tri tỉnh Điện Biên.
Dienbientv.vn đăng tải từng nội dung trả lời của các Bộ, ngành đến cử tri trên địa bàn tỉnh Điện Biên
ĐBQH tỉnh Điện Biên tiếp xúc cử tri cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng. |
1.Kiến nghị: Kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cần quy định về quân hàm của cấp Đồn biên phòng tương đương với Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện hoặc Trung đoàn và quy định rõ trong Luật
Trả lời: Văn bản số 3241/BQP-CT ngày 29/8/2020 của Bộ Quốc phòng.
Tại khoản 5 Điều 15 của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014, đã quy định: “Câp bậc quân hàm cao nhất đôi với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quôc phòng quy định” (trừ các chức vụ, chức danh đã được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 15).
Theo đó, ngày 04/7/2017, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư sô 160/2017/TT-BQP quy định chức vụ, chức danh tương đương và chức vụ, chức danh có câp bậc quân hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (phục lục số 21 thuộc Bộ đội Biên phòng); trong đó, quy định:
- Chức vụ, chức danh Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Đồn trưởng, Chính trị viên đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế và Đồn Biên phòng cửa khẩu, tương đương với trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn; câp bậc quân hàm cao nhât là Thượng tá.
- Chức vụ, chức danh Đồn trưởng, chính trị viên các Đồn Biên phòng còn lại, tương đương với tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn; cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá.
Việc quy định chức vụ, chức danh tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhât của sĩ quan các Đôn Biên phòng phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Kiến nghị: Thực hiện Chỉ thị sổ 01/CT-TTg ngày 09/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới. Các tổ tự quản an ninh trật tự thôn, bản; tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới đã được thành lập và phối hợp rất tốt với Bộ đội Biên phòng. Tuy nhiên, hiện nay các quy định về chế độ, chính sách đổi với đổi tượng này chưa thống nhất, còn nhiều bất cập hạn chế. Đề nghị Chính phủ xem xét quy định thống nhất các chính sách cho các tổ tự quản, người dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.
Trả lời: Văn bản số 3195/BQP-TM ngày 28/8/2020 của Bộ Quốc phòng.
1. Ngày 09/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”.
Theo đó, tại khoản 1, điểm b quy định: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển “Hàng năm bổ trí một phần ngân sách địa phương để đảm bảo cho các hoạt động của phòng trào quần chủng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”. Như vậy, kinh phí đảm bảo triên khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là do ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển bố trí từ ngân sách địa phương.
2. Ngày 13/8/2015, Bộ Quốc phòng ban hành Hướng dẫn số 7210/HD-BQP vê việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tại Mục III khoản 1 điểm c quy định: “Chế độ, chính sách hỗ trợ được thực hiện trực tiếp dổi với tập thể, hộ gia đình, cá nhân đăng ký tham gia, huy động và được UBND câp huyện, thị xã, thành phổ biên giới (sau đây gọi là UBND câp huyện) công nhận băng văn bản, có đóng góp trong các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vùng biển, đảo của Tổ quốc. Trường hợp tập thể, hộ gia đình, cá nhân chưa đăng ký nhưng được huy động tham gia trong những trường hợp cụ thể và được cấp có thẩm quyên cồng nhận, có đóng góp trong các hoạt động tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia thì được hưởng chế độ, chỉnh sách hỗ trợ tùy theo mức độ đóng góp theo các văn bản pháp luật hiện hành”.
- Tại Mục III khoản 4 đã quy định cụ thể về chính sách của các chủ thể khi tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quôc gia, theo đó:
+ Điểm a quy định hỗ trợ trang thiết bị thông tin, tài liệu:
Được chính quyền các cấp nơi cư trú định kỳ hoặc đột xuất phổ biến, cung câp thông tin về chính sách, pháp luật mới của Nhà nước; các hiệp định, thỏa thuận vê biên giới mà nước ta ký kết với các nước liên quan; tình hình, nhiệm vụ phát triên kỉnh tê - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương.
Được cung cấp tài liệu, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức liên quan;
Được ưu tiên xét, cấp phương tiện, trang bị thông tin liên lạc, định vị vệ tinh, quan sát, phương tiện an toàn, cứu sinh... khi có các chương trình, dự án ”.
+ Điểm b quy định hỗ trợ về điều kiện sản xuất, sinh hoạt:
Được ưu tiên trong xem xét giao đất, giao rừng, giao diện tích sản xuất diêm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biên xa và các loại đất sản xuât khác theo quy định của pháp luật;
Được ưu tiên xét tham gia các dự án xóa đói, giảm nghèo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của Nhà nước và địa phương ở khu vực biên giới;
Được ưu tiên tạo điều kiện xét, cấp vốn, nhất là những hộ gia đình tái định cư, khai hoang ở sát biên giới, ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ; hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn khi đánh băt xa bờ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia;
Trường hợp tập thể, hộ gia đình, cá nhân đăng ký (hoặc không đăng ký tham gia) nhưng được người đứng đầu cơ quan, đơn vị cổ thẩm quyền ra quyết định huy động nhân lực, phương tiện tàu thuyền... tham gia bảo vệ chủ quỵền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia nếu bị ốm, bị thương, bị chết, thiệt hại về tài sản, phương tiện, tàu thuyền thì tùy theo trường hợp cụ thể, được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, hoặc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người cổ công với cách mạng.
(Nghị định 30/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi một số điều trong Nghị định số 130/2015/NĐ-CP ngày 18/12/2015 của Chính phủ).
3. Xuất phát từ tình hình thực tế qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 01 tại các địa phương, Cấp ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển đã quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 01 sát tình hình thực tế ở từng địa phương.
Do vậy, qua 5 năm triển khai phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quôc gia trong tình hình mới đã xuất hiện đa dạng các hình thức, cách làm, mô hình tự quản phù hợp với đặc điểm, điều kiện, khả năng cụ thể của các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia thực hiện phong trào ở các tuyến biên giới đất liền và tuyên biên giới biển, đảo như: “Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới”, “Tổ tự quản an ninh trật tự”, “Tổ tàu thuyền an toàn”, “Tổ đoàn kết sản xuất trên biên”, “Tổ, đội sản xuất an toàn trên biển”, “Tổ bến bãi an toàn”, “Tổ nuôi trồng thủy sản an toàn”... cùng rất nhiều mô hình tự quản của Hội Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Nông dân, Đoàn thanh niên...
Nội dung ký kết tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vùng biển, đảo cũng được nghiên cứu vận dụng sát với điều kiện thực tế lao động sản xuất, sinh hoạt, đời sống cán bộ, nhân dân ở từng khu vực, vùng, miền, ngành, nghề cụ thể... để phong trào mang lại hiệu quả thiết thực.
Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vùng biển, đảo liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành với nhiều tình huống phức tạp, khó lường; điều kiện ngân sách, giá vật liệu, tài sản, nhân công ở từng địa phương có sự khác biệt nên không thể quy định định mức chính sách cụ thể chung cho cả nước. Các địa phương cần căn cứ vào tình hình thực tế để quy định hình thức, định mức đảm bảo chế độ, chính sách cho các tập thể, hộ gia đình, cá nhân và các lực lượng tham gia thực hiện phong trào theo đúng quy định của pháp luật có liên quan./.
BT/DIENBIENTV.VN