Tuần Giáo: Khôi phục diện tích cà phê bị bỏ hoang năm 2014

Thứ Hai, 11/05/2015, 10:31 [GMT+7]

Điện Biên TV - Những năm 2009 – 2012, huyện Tuần Giáo trồng trên 250 ha cà phê. do người dân các xã Quài Nưa, Quài Cang góp cổ phần cùng Công ty cà phê Thái Hòa Mường Ảng. Tuy nhiên năm 2014, khi Công ty cổ phần cà phê Thái Hòa Mường Ảng phá sản, diện tích cà phê trồng theo hình thức góp cổ phần giữa dân với doanh nghiệp bị bỏ bê, thậm chí bị phá hại. Hiểu được lợi ích của việc tiếp tục chăm bón cho những đồi cà phê vừa đến kỳ kinh doanh, nay người dân Quài Nưa, Quài Cang đang tìm cách khôi phục lại diện tích và chất lượng đồi cà phê vừa đến kỳ thu hoạch.

Thực hiện cơ cấu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ năm 2009 huyện Tuần Giáo đã vận động người dân và thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp xây dựng vùng cà phê nguyên liệu. Có chủ trương trên, Công ty cổ phần cà phê Thái Hòa Mường Ảng đã vận động người dân các xã Quài Nưa, Quài Cang góp đất trồng cà phê và ký cam kết với các hộ gia đình góp vốn với công ty bằng quyền sử dụng đất, giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn (tức năm 2009) là 10 triệu đồng/ha ; công ty góp 40 triệu đồng/ha. Cổ đông được hưởng cổ tức hàng năm bắt đầu từ năm kinh doanh thứ nhất, tức sau 3 năm xây dựng cơ bản của vườn cà phê, đồng thời người dân góp cổ phần cũng được giao canh tác cây cà phê trên diện tích đất đã góp vốn với công ty, và được công ty trả công theo từng công việc.

f
Năm 2014, sau khi Công ty cổ phần cà phê Thái Hòa Mường Ảng phá sản, diện tích cà phê trồng theo hình thức góp cổ phần giữa dân với doanh nghiệp bị bỏ bê, thậm chí bị phá hại. Hiểu được lợi ích của việc tiếp tục chăm bón cho những đồi cà phê vừa đến kỳ kinh doanh, nay người dân Quài Nưa, Quài Cang đang tìm cách khôi phục lại diện tích và chất lượng đồi cà phê vừa đến kỳ thu hoạch.

Nhưng sau đó 2 năm khi Công ty Thái Hòa Mường Ảng gặp khó khăn về tài chính và có nguy cơ phá sản, người quản lý cũng như cán bộ kỹ thuật của công ty này cứ lặng lẽ rút dần mà không có bất kỳ thông báo nào cho người dân góp đất. Những đồi cà phê cũng bỏ cho cỏ mọc. Do không có thông tin từ phía doanh nghiệp và chính quyền cũng phải loay hoay tìm cách xử lý, nên một số thương lái đã lợi dụng thời điểm giá cà phê tăng cao, thu mua cà phê non. Vụ cà phê năm 2014, những đồi cà phê của Thái Hòa và nông dân hợp tác, bị hái trộm, vặt trụi, phá hoại không thương tiếc. Giá cà phê chín lên tới 11 – 12 nghìn đồng/1kg quả tươi, nhưng nông dân không có cà phê để thu. Một số hộ gia đình còn chăn thả gia súc trên đồi cà phê, khiến trên 250 ha cà phê do dân và doanh nghiệp góp vốn đầu tư bị tàn phá chỉ còn khoảng 50%. Tại các bản có diện tích cà phê tập trung lớn, như bản Noong Giáng xã Quài Nưa, bản Phủ xã Quài Cang, phải vất vả lắm trưởng bản và các đoàn thể mới vận động được người dân giữ lại diện tích cà phê vừa đến kỳ thu hoạch. Ông Lò Văn Tươi, Trưởng bản Phủ, xã Quài Cang huyện Tuần Giáo cho biết: Ông không chỉ cùng các cán bộ bản tuyên truyền, vận động người dân, mà còn quyết tâm không thu hái cà phê non, làm gương cho bà con trong bản. Ông cũng khoanh vùng và làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cà phê trên đất của gia đình, tránh bị trâu bò thả hoang tàn phá.

Do bị bỏ bê và bị gia súc phá hại, người dân bản Phủ đã mất khoảng 4 ha cà phê đã bước sang năm kinh doanh thứ nhất. Thời điểm này cà phê của người dân bản Phủ bắt đầu trổ nụ. Một số hộ gia đình trong bản đã lên đồi phát cỏ, tủ gốc cho cây cà phê. 38 ha phê còn lại nếu được chăm sóc tốt, sẽ đem đến cho người dân bản Phủ mùa vụ đầy hứa hẹn. 

Năm 2009, 58 hộ dân bản Noong Giáng – xã Quài Nưa huyện Tuần Giáo, góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất với Công ty cổ phần cà phê Thái Hòa Mường Ảng trồng được gần 60 ha cà phê, tập trung ở khu vực bãi Noong Bay. Hiểu được giá trị phát triển kinh tế của cây cà phê, người dân ở đây đã tập trung bảo vệ và tự chăm sóc diện tích cà phê trồng trên đất từng góp cổ phần. Quan điểm của người dân ở đây, phá hỏng bãi cà phê đang trong kỳ kinh doanh không phải là việc làm không ngoan. Không còn doanh nghiệp đầu tư thì dân tự làm, tự thu.

f
Hiểu được giá trị phát triển kinh tế của cây cà phê, người dân ở đây đã tập trung bảo vệ và tự chăm sóc diện tích cà phê trồng trên đất từng góp cổ phần. Quan điểm của người dân ở đây, phá hỏng bãi cà phê đang trong kỳ kinh doanh không phải là việc làm không ngoan. Không còn doanh nghiệp đầu tư thì dân tự làm, tự thu.

Trong những năm 2009 – 2012, diện tích trồng cà phê không ngừng được mở rộng ở các huyện Mường Ảng, Tuần Giáo, Mường Nhé. Cây cà phê có giá trị kinh tế cao, nhưng đòi hỏi người trồng phải có vốn đầu tư liên tục trong 3 năm đầu. Cà phê trồng đến năm thứ tư mới được tính là năm kinh doanh đầu tiên. Bởi vậy người có thể đầu tư trồng cà phê là người có vốn dài hạn. Chính vì vậy, phát triển cây cà phê theo hình thức doanh nghiệp và nông dân góp vốn, được cho là cách làm có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhưng kế hoạch hợp tác lâu dài này đã chính thức phải dừng lại khi Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa Mường Ảng phá sản. Cách duy nhất để đảm bảo lợi ích của người dân góp đất cổ phần với doanh nghiệp là giao lại diện tích cà phê hiện có cho người dân tự quản lý, chăm sóc và thu hái. Ông Vũ Văn Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo cho biết: Diện tích cây cà phê của Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa triển khai trồng ở 2 xã Quài Cang và Quài Nưa hiện nay công ty không có khả năng chăm sóc. Huyện đã thống nhất với các xã cùng với tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ thu hái trên diện tích của các hộ gia đình. Đối với các diện tích cà phê người dân tự trồng đặc biệt là ở xã Tỏa Tình thì diện tích cà phê người dân vẫn chăm sóc thu hái bán ra đạt nhiều thu nhập cao.

Phát triển cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây cà phê là chủ trương của tỉnh và của các địa phương, nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trồng, đồi trọc, đem lại thu nhập cho nông dân nghèo vùng cao. Để có được những đồi cà phê trĩu quả, cấp ủy, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người nông dân đã phải đổ nhiều công sức. Việc người dân Quài Nưa, Quài Cang bảo vệ diện tích cà phê trồng trên đất họ khai hoang, chính là bảo vệ tài sản do chính công sức của họ xây dựng nên. Được chính quyền địa phương vận động, động viên, các hộ nông dân rất quyết tâm bảo vệ, phát triển diện tích cà phê hiện có. Tuy nhiên khó khăn họ đang vấp phải hiện nay là vốn đầu tư. Ông Lò Văn Tươi, Trưởng bản Phủ, xã Quài Cang huyện Tuần Giáo cho biết: Nhiều hộ dân không có tiền đầu tư, bản cũng đã lên phương án vay vốn ngân hàng để mua phân bón mua nhiều trang thiết bị để sản xuất và phát triển cây cà phê, cũng mong chính quyền địa phương giúp đỡ bà con phát triển cây cà phê bền vững tăng thu nhập từng bước xóa đói giảm nghèo

Trước đây các địa phương đã có chủ trương và cũng thực hiện một số chính sách, khuyến khích người dân phát triển cây cà phê theo nhiều hình thức. Các hộ nông dân đã hết sức nỗ lực và cây cà phê cũng đã đến thời kỳ kinh doanh. Để những đồi cà phê đã đến kỳ kinh doanh không bị bỏ hoang bởi nông dân thiếu vốn đầu tư, và để người nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo có động lực tiếp tục phát triển cây cà phê, chính sách cho vay vốn ưu đãi, hay tạm ứng vật tư nông nghiệp, là biện pháp hỗ trợ hết sức cần thiết đối với các hộ nông dân trồng cà phê ở Tuần Giáo trong thời điểm hiện nay.

 


    Minh Giang – Anh Tuấn    
 

.