.
Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XII :

Dấu ấn trong công tác xây dựng đảng

Thứ Hai, 05/10/2015, [GMT+7]

Điện Biên TV - 85 năm qua ( 3/2/1930 - 3/2/2015) dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và giành thành tựu quan trọng trong  sự nghiệp đổi mới. Điều đó đã và được khẳng định: Đảng là nhân tố quyết định sự thành công trong thực tiễn của cách mạng của Việt Nam. Cùng với phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Từ ý nghĩa quan trọng đặc biệt đó, với thái độ khách quan tự phê bình, phê bình để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Bản thân xin được đóng góp một vài ý kiến nhỏ sau đây:

Thứ nhất: Phải khẳng định từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 đã góp phần chủ động, tích cực trong việc siết lại kỷ luật của Đảng, kỷ cương, phép nước. Trên cơ sở đó tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Góp phần cảnh báo, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ gữi các cương vị chủ chốt giữ vai trò quyết định. Các vụ án lớn về tham nhũng được điều tra, xét sử nghiêm minh, công khai và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết. Vì vậy đã củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng trước "vấn nạn" tham nhũng mà trong Đảng, xã hội và mọi người từ lâu đều bức xúc và quan tâm.

Thứ hai: Tuy vậy phải dũng cảm, thẳng thắn nhận diện quá trình thực hiện Nghị quyết TW 4 chưa đạt kết quả như yêu cầu trong Nghị quyết đặt ra. Những biểu hiện đó là: Quá trình kiểm điểm tự phê bình còn nặng về kể lể thành tích, ngại va chạm, nể nang, né tránh. Những mục tiêu, công việc định ra không hoàn thành thì không làm rõ nguyên nhân chủ quan, nhất là vai trò cá nhân chịu trách nhiệm. Tình trạng chạy chức, chạy tội, chạy tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, lợi ích nhóm mà Nghị quyết TW 4 nêu ra ...vẫn  còn bức xúc, làm giảm lòng tin của nhân dân.

Từ  kết quả và yếu kém, hạn chế trên, tôi xin tham gia những giải pháp sau đây: 
     Đảng cần phát huy hơn nữa vai trò, thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra, Ban Nội chính. Đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, nội chính các cấp đủ mạnh. Từ đó giúp Đảng, Ban chỉ đạo và các đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng  các cấp phát hiện, sử lý có hiệu lực, hiệu quả hơn.

    Cần có cơ chế bảo vệ, khen thưởng người dám nói thẳng, nói thật, nói đúng đã phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ. Trên thực tế đây là "nút thắt" trong quá trình thực hiện phòng, chống tham nhũng.

    Coi trọng, sàng lọc các nguồn thông tin do báo chí phát hiện, cung cấp. Đây là kênh thông tin quan trọng giúp Đảng và Ban chỉ đạo phát hiện, sử lý trong phòng, chống tham nhũng.

    Cần minh bạch công khai các chế độ cán bộ giữ cương vị chủ chốt được hưởng và nguồn thu nhập của họ để dân được biết.

    Cấp ủy Đảng, cơ quan làm công tác cán bộ của Đảng các cấp cần định kỳ gặp gỡ, tôn trọng, lắng nghe nhận xét tham gia, đối thoại trực tiếp với nhân dân từ nơi cư trú hoặc cơ quan nơi cán bộ công tác, trong khâu hệ trọng trong công tác cán bộ như: Bổ nhiệm, đề bạt, tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, HĐND, UBND các cấp; đặc biệt  những người dự kiến theo quy hoạch bố trí vào các chức danh chủ chốt cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và các ngành và các lĩnh vực trọng yếu./.
                                       

 

Đỗ Quang Khải.

Tổ Dân phố 3 phường Tân Thanh, TP Điện Biên Phủ

 
   
 

.
.
.
.
.