Mường Nhé: Khó khăn trong tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh

Thứ Bảy, 25/10/2014, 08:20 [GMT+7]

Điện Biên TV - Những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của ngành Giáo dục – Đào tạo, nhiều trường ở vùng khó khăn của huyện Mường Nhé đã thực hiện bán trú. Đây là hoạt động tạo điều kiện thuận lợi  cho học sinh đến trường học. Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh bán trú còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc tổ chức các bếp ăn bán trú.  

v
Việc nấu ăn cho học sinh bán trú không chỉ riêng địa bàn huyện Mường Nhé, mà nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn.


Hiện nay, cơ sở vật chất của đa số bếp ăn bán trú các trường học ở huyện Mường Nhé còn khá sơ sài, chưa đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Các bếp ăn hầu như do nhà trường tự vận động xây dựng nên chỉ mới giải quyết được vấn đề có nơi chế biến thực phẩm ăn uống. Bên cạnh đó, nguồn cung cấp thực phẩm cho các trường vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn; nguồn thực phẩm chủ yếu mua từ mối thân quen, hoặc của những người chuyên bán hàng rong. Việc nấu ăn cho học sinh thường là do giáo viên và học sinh tự làm, hoặc do phụ huynh phối hợp với giáo viên tổ chức nấu cho các em. Mặc dù hàng năm, ngành Giáo dục – Đào tạo đều tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về kiến thức trong chọn thực phẩm, nấu ăn, kiểm tra sức khoẻ đình kỳ, việc ăn mặc, vệ sinh đối với những người trực tiếp nấu ăn. Nhưng ở những trường vùng khó khăn như huyện Mường Nhé thì điều này khó thực hiện. Ngành Giáo dục – Đào tạo, cần phối hợp với các địa phương tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các bếp ăn đảm bảo quy định; đầu tư bàn ghế, tủ đựng thức ăn, dụng cụ nấu ăn; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho những người nấu ăn và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, nâng cao trách nhiệm trong công tác chăm sóc và nuôi dạy học sinh học tập đạt kết quả cao.

                                                           

Tuấn Trung

.