Đồng bào Hà Nhì tin theo Đảng

Thứ Ba, 17/03/2015, 16:08 [GMT+7]

Điện Biên TV - Sinh sống giữa bao la của đất trời hùng vĩ vùng biên giới Tây bắc, người Hà Nhì trên mảnh đất Mường Nhé đang đón chào một năm mới. Một năm đầy ắp những dự định cho một tương lai về một cuộc sống tràn đầy hy vọng vào ngày mai

v
Xã Sín Thầu huyện Mường Nhé nơi có 100% cư dân sinh sống là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Trước đây, đời sống của đồng bào Hà Nhì gặp rất nhiều khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, ngày nay được sự đầu tư, quan tâm của Đảng và nhà nước về công trình thủy lợi đường giao thông ..cuộc sống mới người Hà Nhì đang từng ngày khởi sắc

Là môt trong 19 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé luôn nghe và tin theo Đảng, đoàn kết một lòng xây dựng vùng đất biên giới Mường Nhé ngày một phát triển bền vững. Xã Sín Thầu, nơi có 100% cư dân sinh sống là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Trước đây, đời sống của đồng bào Hà Nhì gặp rất nhiều khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hôm nay cuộc sống mới đang từng ngày khởi sắc từ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, Dự án như: chương trình 134, 135, 167, 30a dành cho những xã vùng cao đặc biệt khó khăn và đặc biệt là Đề án 79 sắp xếp ổn định dân cư, đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa huyện Mường Nhé nói chung và vùng đồng bào dân tộc Hà Nhì nói riêng ngày một đồng bộ, khang trang. Các công trình thủy lợi được xây dựng góp phần mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh đã được dẫn tới các điểm dân cư. Hệ thống đường giao thông đã và đang được nâng cấp, tạo điều kiện để nhân dân đi lại và trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn, điện lưới quốc gia từng bước hoàn thiện, đem ánh sáng văn minh đến từng thôn bản. Nhờ đó, đã giúp cho người dân Mường Nhé nói chung và đồng bào Hà Nhì nói riêng có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Có mặt chứng kiến niềm vui về những đổi thay trên vùng đất ngã ba biên giới những ngày đầu năm mới Ất Mùi chúng tôi mới thực sự cảm nhận được niềm vui chung của đồng bào dân tộc Hà Nhì nơi đây, cái đói cái nghèo đã được thay thế bằng sự no ấm, sung túc. Mùa xuân là mùa của lễ hội và người Hà Nhì ở Sín Thầu đón chào mùa xuân mới mang đậm những nét văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc của mình.
Đã thành truyền thống, cứ vào dịp những ngày đầu xuân mới, đồng bào Hà Nhì lại tổ chức du xuân về miền đất cha ông. Tả Ló San là điểm du xuân mà đồng bào Hà Nhì xã Sín Thầu tìm về. Đường lên Tả Ló San xã Sen Thượng huyện Mường Nhé cứ cao rồi cao mãi, cứ thẳng vào rừng già sâu hun hút, trên con đường chênh vênh nơi đỉnh núi. Rồi thì cũng thấy Tả Ló San với những mái nhà đã cũ, bộ quần áo truyền thống đỏ, đen phơi vắt qua hàng rào. Đến, nghe và nghĩ, chúng tôi nhận ra đằng sau cảnh bình yên ở nơi cực Tây Tổ quốc có biết bao khát vọng đổi thay của những người gắn bó với rừng thẳm. Tả Ló San được đồng bào Hà Nhì xã Sín Thầu lưu truyền là vùng đất của tổ tiên người Hà Nhì. Ông Pờ Dần Sinh Bí thư, chủ tịch UBND xã Sín Thầu huyện Mường Nhé cho hay: Hàng năm Cán bộ nhân dân xã Sín Thầu thường tổ chức du xuân đầu năm mới về Tả Ló San được đồng bào Hà Nhì xã Sín Thầu lưu truyền là vùng đất của tổ tiên Việc du xuân trở về vùng đất tổ là dịp để con cháu Hà Nhì nhớ về nguồn cội của dân tộc mình và một ý nghĩa quan trọng khác là nhằm giáo dục cho con cháu về truyền thống yêu nước, bảo vệ biên giới của ông cha.

v
 Ý nghĩa của cuộc du xuân thu hút khá đông thế hệ thanh niên  với họ, tuổi trẻ hôm nay rất cần được chăm lo, giáo dục truyền thống, nhất là truyền thống của dân tộc, truyền thống cách mạng. Đối với mỗi thanh niên ở Sín Thầu hôm nay đã tự ý thức được mình phải có trách nhiệm trong việc phát huy và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước.

Chuyến du xuân những ngày đầu năm được sự đồng thuận và hưởng ứng của đông đảo của đồng bào Hà Nhì. Trong đoàn người đi du xuân chúng tôi thấy sự có mặt của các già làng, người uy tín, những người trung niên, thanh niên và cả trẻ em nữa. Không khí trở về nguồn cội thật vui vẻ, nhiều câu chuyện về quê hương Tả Ló San, về những người con dân tộc Hà Nhì đã kiên trung cùng với Đảng, chính quyền và bộ đội đánh duổi thực dân xâm lược, đã hy sinh trên giải đất biên giới thân yêu của tổ quốc được những người già làng, những người uy tín kể lại cho con cháu. Ý nghĩa của cuộc du xuân thu hút khá đông thế hệ thanh niên vì với họ, tuổi trẻ hôm nay rất cần được chăm lo, giáo dục truyền thống, nhất là truyền thống của dân tộc, truyền thống cách mạng. Đối với mỗi thanh niên ở Sín Thầu hôm nay đã tự ý thức được mình phải có trách nhiệm trong việc phát huy và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước.

Ông Giàng Lềnh Sinh, bản Tả Kố Khừ, người Hà Nhì gốc sinh sống ở xã cực tây biên giới Sín Thầu. Vậy nên việc ông quen tới từng gốc cây, phiến đá nơi ngã ba biên giới tiếp giáp Lào và Trung Quốc cũng chẳng có gì lạ. Ông kể "Những năm 1952-1953 của thế kỷ trước, bộ đội đã có mặt ở vùng đất xa xôi này. Họ là những người thực hiện chiến dịch 800 đánh tướng phỉ Vàng Chung, người của vua phỉ Vàng Pao cùng với 800 quân phỉ phải bỏ nơi đây mà chạy qua bên kia biên giới...". Người dân Hà Nhì khi ấy đã cùng với bộ đội tải đạn, mang vác lương thực nuôi quân. Thăm lại mảnh đất ông cha, thăm lại những cột mốc chủ quyền biên giới quốc gia, mỗi người dân Hà Nhì nguyện một lòng kiên trung tin theo Đảng, tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thiêng liêng của tổ quốc

Sín Thầu hôm nay như sơn nữ vươn mình mạnh mẽ để bắt đầu một cuộc sống thực sự. Với trên 250 hộ dân, khoảng 1.200 nhân khẩu, trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự kiên trì bền bỉ phấn đấu vượt qua khó khăn Sín Thầu đã giảm tỷ lệ đói nghèo từ 80% những năm đầu năm 2000 xuống 37% và tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tới bởi Sín thầu đã và đang có những tiền đề quan trọng và cần thiết. Tạm biệt nỗi buồn xã "bốn không" (không điện, đường, trường, trạm) trước kia, Sín Thầu nay có thêm "bốn không" mới rất đáng tự hào đó là: xã duy nhất trong huyện không có người nghiện, không phá rừng, không di cư và không có truyền đạo trái phép. Ơn Đảng, ơn Bác Hồ, người dân Hà Nhì đoàn kết, giúp nhau vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương vừng biên giới ngày càng văn minh, giàu đẹp./.


                                      

Trần Sơn – Trọng Lâm

.