Điện Biên

Gần 6.000 trường họp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc

Thứ Sáu, 07/09/2018, 14:19 [GMT+7]

Điện Biên TV - Thời gian qua, tình trạng công dân xuất cảnh trái phép, nhất là sang Trung Quốc diễn ra phức tạp. Theo thống kê của Công an tỉnh Điện Biên, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh có 5.971 trường họp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.

Qua điều tra, xác minh cho thấy, mục đích xuất cảnh sang Trung Quốc của hầu hết các trường họp nói trên là đi lao động làm thuê, đối tượng chủ yếu là lao động phổ thông có độ tuổi từ 18 đến 45 và công việc thường là chăm sóc cây trồng, thu hoạch nông sản, bốc vác, phụ xây... với mức thu nhập trung bình từ 200.000đ đến 350.000đ/người/ngày

Các trường hợp xuất cảnh trái phép, lao động tự phát nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: Bị chủ thuê lao động đối xử thô bạo, chiếm đoạt tiền công, phụ nữ có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục, có thể bị bắt, bị đẩy đuổi về nước, thậm chỉ bắt giam bất cứ lúc nào do không có giấy tờ hợp pháp...

Sáng 19/6, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Vừ A Lử (sinh năm 1976) và Lầu A Lồng (sinh năm 1991) cùng trú tại xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ về tội danh mua bán người.
Ngày 19/6/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử đối với bị cáo Vừ A Lử (sinh năm 1976) và Lầu A Lồng (sinh năm 1991) cùng trú tại xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ về tội danh mua bán người.


Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, thiếu việc làm tăng thu nhập, bên cạnh đó nhu cầu lao động phổ thông và giá ngày công lao động phổ thông tại Trung Quốc được trả cao...

Trước tình hình trên, Công an tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các ban, ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân về việc làm, về an toàn lao động, bên cạnh đó tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động hợp pháp …
 
Các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng Công an tập trung quản lý người lao động Việt Nam xuất cảnh sang Trung Quôc làm thuê,  phát hiện làm rõ đối tượng có hành vi tuyên truyền, lôi kéo, tổ chức cho công dân trên địa bàn xuất cảnh trái phép, từng bước phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài trong tình hình hiện nay.

Những năm qua, Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện tốt chức năng phòng, chống tội phạm, thường xuyên rà soát, thông kê số liệu xuất cảnh trái phép ra nước ngoài lao động làm thuê, đưa ra kiêm điểm trước dân những trường hợp xuất cảnh trái phép trở về địa phương để răn đe, giáo dục chung,  xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức người khác trốn ra nước ngoài trái phép, phòng chống tội phạm mua bán người...

Từ 2013 đến nay, các lực lượng chức năng xử lý hình sự 08 vụ, 09 đối tượng về hành vi “Tổ chức nguời khác trốn đi nước ngoài”, xử lý 70 vụ, 128 đối tượng về hành vi “Mua bán người”, đã giải cứu được 145 nạn nhân...

Mặc dù tình Điện Biên đã triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp như trên tuy nhiên tình trạng công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê vẫn chưa được kiềm chế, ngăn chặn. Trong thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục phối họp với các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh chí đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, Từng bước ngăn chặn người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài trong tình hình hiện nay.

Ngày 19/6, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Vừ A Lử (sinh năm 1976) và Lầu A Lồng (sinh năm 1991) cùng trú tại xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ về tội danh mua bán người.
 
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, vào cuối tháng 2/2017, Vừ A Lử làm quen với Thào Thị Cá (sinh năm 1992, tại bản Huổi Chạ 2, xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé) qua điện thoại và có mối quan hệ yêu đương. Đến ngày 8/7/2017, Vừa A Lử bàn bạc với Lầu A Lồng lừa đưa Thào Thị Cá qua địa phận Lào Cai sang Trung Quốc bán cho một người Trung Quốc với giá thỏa thuận là 5.000 nhân dân tệ. Ngày 20/11/2017 Thào Thị Cá được cơ quan chức năng giải cứu.

Xét thấy đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, căn cứ vào điểm đ, khoản 2, điều 119 Bộ Luật Hình sự, Hội đồng xét xử đã tuyên án Lầu A Lồng 7 năm tù và bồi thường 35 triệu đồng, Vừ A Lử 5 năm 6 tháng tù và bồi thường 19 triệu đồng cho nạn nhân./.
 
Từ 2013 đến nay, các lực lượng chức năng xử lý hình sự 08 vụ, 09 đối tượng về hành vi “Tổ chức nguời khác trốn đi nước ngoài”, xử lý 70 vụ, 128 đối tượng về hành vi “Mua bán người”, đã giải cứu được 145 nạn nhân...

 

 

 

Hương Trà/DIENBIENTV.VN

.