Trả lời các câu tại phiên họp giải trình của Thường tực HĐND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông trả lời các câu hỏi tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND tỉnh (Kỳ 2)

Thứ Năm, 11/06/2020, 06:58 [GMT+7]

Điện Biên TV - Trả lời các câu tại phiên họp giải trình của Thường tực HĐND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên đã trả lời các câu hỏi tại phiên họp. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Điện Biên đăng tải nội dung trả lời các câu hỏi tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND tỉnh.

Tiếp theo...

Câu 3:  Để giảm chi phí, thời gian và tiện ích, văn bản điện tử đã ký số có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy. Các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước không phát hành văn bản giấy khi đã phát hành văn bản điện tử. Tuy nhiên hiện nay văn bản giấy vẫn là chủ yếu, văn bản điện tử mặc dù đã phát hành sau đó vẫn phải gửi văn bản giấy. Để khắc phục tình trạng này cần phải làm gì?

Trả lời:

Thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ Về việc gửi, nhận văn bản điện tử  giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 02/11/2018 về ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử; Văn số 266/UBND-KGVX ngày 6/2/2020 về việc tăng cường gửi, nhận văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh.

Qua đó đã triển khai kết nối liên thông Hệ thống quản lý văn bản và điều hành vào Trục liên thông văn bản Quốc gia với Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trong tỉnh (Năm 2019 đã thực hiện gửi nhận gần 500.000 văn bản điện tử; đến hết tháng 5/2020 gửi nhận trên 250.000 văn bản điện tử giữa các đơn vị trên hệ thống); Tỷ lệ VB trao đổi điện tử đạt trên 90%.

Ứng dụng Chữ ký số: Tổng số chứng thư số chuyên dùng Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp phát cho tỉnh Điện Biên là gần 2.000 chứng thư số cho tổ chức và chữ ký số cá nhân. Việc ứng dụng chữ ký số vào phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến 30/5/2020 đã thực hiện tại 27 cơ quan, đơn vị (trong đó: Cấp huyện 8/10; cấp tỉnh 19/19, 02 huyện chưa triển khai: Tủa Chùa, Huyện Điện Biên, Cấp xã đang được triển khai đào tạo, chuyển giao) nâng tỷ lệ văn bản điện tử ký số năm 2018: 0%; Năm 2019 từ 20% đến tháng 5/2020 lên 50%.

Nguyên nhân: Do người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quyết liệt, gương mẫu ứng dụng ký số vào văn bản điện tử; Công chức ngại thay đổi thói quen làm việc từ truyền thống sang hiện đại; Hệ thống vừa được bàn giao về Sở Thông tin và Truyền thông từ ngày 17/10/2019 theo Quyết định số 999/QĐ-UBND của UBND tỉnh (chính thức bàn giao tháng 12/2019).

Để thực hiện lộ trình theo đúng Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử  giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra, giáo sát, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CKS; tiếp tục Phổ biến các văn bản hướng dẫn, quy định, quy trình ứng dụng và triển khai ứng dụng dịch vụ chứng thực CKS do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp.

Các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh chỉ đạo tại công văn số 266/UBND-KGVX ngày 6/2/2020 về việc tăng cường gửi, nhận văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh đảm bảo trước 01/7/2020 liên thông 4 cấp và ký số điện tử; Người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết liệt, gương mẫu ký số điện tử.

Đề nghị Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan căn cứ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về về công tác văn thư để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị của tỉnh triển khai thực hiện theo Khoản 2 Điều 35 của NĐ.

Câu 4:  Hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên việc ứng dụng chữ ký số vào phần mền quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan, đơn vị mới đạt 69% trong đó, tại cơ quan 18/20, cấp huyện 2/10; Việc thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử còn thấp tỷ lệ khoảng 50%. (Theo Báo cáo số 487/BC-STTTT ngày 24/4/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông).

Như vậy, việc thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử  giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nướccủa tỉnh chưa thực hiện đúng theo Quyết định Số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ Về việc gửi, nhận văn bản điện tử  giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
Là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đề nghị ông giám đốc cho biết: Nguyên nhân, trách nhiệm và đã có các giải pháp gì để khắc phục những tồn tại trên; ngành sẽ tham mưu cho UBND tỉnh như thế nào để hoàn thành kết nối, liên thông văn bản điện tử nội bộ, thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử theo đúng Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ.

(Câu hỏi 4 có nội dung trùng với trả lời câu hỏi 3)

Trả lời:

Việc gửi nhận văn bản điện tử đã triển khai kết nối liên thông Hệ thống quản lý văn bản và điều hành vào Trục liên thông văn bản Quốc gia với Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trong tỉnh (Năm 2019 đã thực hiện gửi nhận gần 500.000 văn bản điện tử; đến hết tháng 5/2020 gửi nhận trên 250.000 văn bản điện tử giữa các đơn vị trên hệ thống); Tỷ lệ VB trao đổi điện tử đạt trên 90%.

Ứng dụng Chữ ký số: Tổng số chứng thư số chuyên dùng Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp phát cho tỉnh Điện Biên là gần 2.000 chứng thư số cho tổ chức và chữ ký số cá nhân. Việc ứng dụng chữ ký số vào phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến 30/5/2020 đã thực hiện tại 27 cơ quan, đơn vị (trong đó: Cấp huyện 8/10; cấp tỉnh 19/19, 02 huyện chưa triển khai: Tủa Chùa, Huyện Điện Biên, Cấp xã đang được triển khai đào tạo, chuyển giao) nâng tỷ lệ văn bản điện tử ký số năm 2019 từ 20% đến tháng 5/2020 lên 50%.

Một số nguyên nhân:

Ngoài một số nguyên nhân trên, một số cán bộ, công chức sau khi được tập huấn, hướng dẫn sử dụng CKS vẫn còn lúng túng trong công tác tham mưu với lãnh đạo để triển khai thực hiện, dẫn tới việc CKS sau khi được cấp nhưng chưa phát huy hiệu quả cao; một số cán bộ, công chức do tuổi cao đã quá quen với việc dùng chữ ký và con dấu truyền thống nên việc ứng dụng chưa nhanh và kỹ năng quản lý chữ ký số, chứng thư số chưa đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn thông tin; nhiều cán bộ cấp xã khó khăn khi tìm hiểu, sử dụng chữ ký số và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý…

Trách nhiệm và giải pháp:

Sở TTTT:  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra, giáo sát, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CKS; tiếp tục Phổ biến các văn bản hướng dẫn, quy định, quy trình ứng dụng và triển khai ứng dụng dịch vụ chứng thực CKS do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp; thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh chỉ đạo tại công văn số 266/UBND-KGVX ngày 6/2/2020 về việc tăng cường gửi, nhận văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh đảm bảo thực hiện đúng theo Quyết định Số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử  giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

Tham mưu các giải pháp áp dụng CKS, dịch vụ chứng thực CKS do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp trên môi trường web, thiết bị di động, máy tính bảng, hệ điều hành MAC iOS; Phối hợp với các cơ quan nhà nước để tích hợp 100% CKS vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành từ cấp xã đến cấp tỉnh; Đẩy mạnh việc triển khai áp dụng CKS trong dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ công mức 3,4.

Sở Nội vụ: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc  các cơ quan, đơn vị của tỉnh triển khai thực hiện Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ.

Các cơ quan đơn vị: Đảm bảo các nguồn lực cho hạ tầng CNTT, ATTT, nhân lực để có thể triển khai, sử dụng được các ứng dụng CNTT của tỉnh; lãnh đạo các đơn vị gương mẫu chủ động thực hiện và chỉ đạo sát sao việc gửi, nhận văn bản điện tử có sử dụng CKS.

Còn nữa...

 

BT/DIENBIENTV.VN

.