Vốn cho doanh nghiệp vì sao lúc nào cũng khó?

Thứ Bảy, 11/05/2019, 08:07 [GMT+7]

 Đa phần doanh nghiệp khó tiếp cận vốn là vì hồ sơ dự án còn rất sơ sài, vốn chủ sở hữu thấp…không thuyết phục được ngân hàng.

Tại hội thảo về huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng nay, 10/5 do Tạp chí Tài chính doanh nghiệp phối hợp với Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng cục tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính cho rằng, đối với doanh nghiệp, các giải pháp về thuế và tín dụng có vai trò rất quan trọng. Thuế mang tính động lực, đột phá, giúp DN khởi nghiệp chủ động trong hội nhập, chấp hành đúng pháp luật; thủ tục tiếp cận vốn thông thoáng, dễ hiểu nhất để doanh nghiệp phát triển. Việt Nam đã ký CTTPP nên việc nâng cao cạnh tranh do doanh nghiệp, nền kinh tế là cần thiết.
 

1
Toàn cảnh hội thảo


Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Tiến: “Nhiều chính sách thuế khiến DN vất vả. Thế nhưng, không ít DN chưa mạnh dạn trong việc phản biện, đóng góp ý kiến cho cơ quan nhà nước”.

Là người từng có thâm niên làm về thuế hơn 40 năm, bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội tư vấn thuế cho rằng, hiện tại các chính sách đang nghiêng về an toàn cho cơ quan quản lý còn nặng rủi ro cho doanh nghiệp. Để tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển thì phải tạo điều kiện, bình đẳng cho DN.

Xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch là mục tiêu mà nhiều năm qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) luôn hướng tới. Ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng Thư ký VCCI lấy dẫn chứng: “Bộ chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh VCCI đã làm năm 15 qua là để phản ánh tiếng nói của DN với việc triển khai, tạo môi trường kinh doanh của các cấp quản lý. Thủ tướng cũng đã giao VCCI  hàng tháng trên cơ sở tập hợp tâm tư, nguyện vọng của DN báo cáo thủ tướng và hàng quý phải báo cáo tình hình doanh nghiệp. Hàng năm, VCCI phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức các cuộc đối thoại về thuế, hải quan, vấn đề liên quan tài chính doanh nghiệp”.
Ads by AdAsia

Mục tiêu Việt Nam đặt ra đến năm 2020 cả nước có 1 triệu DN, tuy nhiên, đến thời điểm này chúng ta mới có gần 700 nghìn doanh nghiệp. Còn hơn 1 năm nữa thì cách nào xây dựng được gần 300 nghìn doanh nghiệp? Trả lời câu hỏi này, ông Vinh cho rằng: Bên cạnh các DN nhỏ và vừa còn có các hộ kinh doanh.

Thế nhưng, tại sao các hộ gia đình, cá thể kinh doanh lại không muốn lớn để trở thành DN? Bộ Tài chính cũng đã có thông tư hướng dẫn hỗ trợ hộ kinh doanh thành DN, cùng với đó, hệ thống kế toán cũng phải phù hợp với hộ kinh doanh cá thể để khi trở thành doanh nghiệp họ có cơ hội tiếp cận vốn. Theo báo cáo, khoảng 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tìm ra nguồn vốn tiếp cận hiệu quả. Vấn đề ở đâu? Có phải do chính sự quản trị của doanh nghiệp?
 

Nói về điểm yếu khiến doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn, ông Nguyễn Việt Hưng – Trưởng phòng Định chế – Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, qua thực tế cho thấy, nhiều hồ sơ dự án của doanh nghiệp trình lên rất sơ sài. Các doanh nghiệp nhỏ thường vốn chủ sở hữu ít, khi thành lập DN thường rất thấp, nhiều DN vốn chỉ 1-2 tỷ đồng thì làm sao vay được vốn?

Về giải pháp vốn cho các DNNVV, theo ông Nguyễn Việt Hưng, DN nên thông qua Quỹ bảo lãnh DNNVV để vay vốn. “Hàn Quốc phát triển quỹ này đã 20 năm rồi và giờ rất phát triển. Thông qua quỹ này, ngân hàng sẵn sàng cho DN vay với giá rẻ. Quỹ bảo lãnh rồi thì NH cho vay thấp hơn thị trường thông thường vì đã có bảo lãnh thì gần như an toàn tuyệt đối. Nhưng thực tế hiện nay, DNNVV vẫn phải vay như thị trường, không theo tín hiệu thị trường. Các nước trên thế giới, nếu vay qua Quỹ thì chỉ chịu lãi suất 3-4% thôi, vì khi rủi ro đã có quỹ bảo lãnh rồi.Như hiện nay, DN đang chịu 2 loại phí: lãi suất của ngân hàng và phí bảo lãnh”.
Loading...

Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp cận vốn, DN cần nâng cao năng lực hoạt động, khả năng tài chính, xây dựng hồ sơ, thông tin, báo cáo tài chính. “Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, khi yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp A thì tất cả thể hiện hết trên website, trên internet. Nhưng ở Việt Nam thông tin đưa lên mạng rất hạn chế, chưa minh bạch” – ông Hưng nói./.

 

 

Theo VOV

.