Điện Biên - Đề án đào tạo, phát triển toàn diện nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm

Chủ Nhật, 25/03/2018, 15:45 [GMT+7]

Điện Biên TV - Trong những năm qua, công tác phát triển nguồn nhân lực luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo và thực hiện, đem lại nhiều kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Song bên cạnh đó, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đưa tỉnh Điện Biên trở thành tỉnh có trình độ phát triển trung bình vào năm 2020 được xác định là nhiệm vụ rất quan trọng trong thời gian tới.

Qúa trình thực hiện đề án đến hết năm 2017, quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực tỉnh đã có bước phát triển tích cực và đạt được những kết quả tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và Đề án đề ra.

1
Trình độ chuyên môn cũng như thể chất nguồn nhân lực có những cải thiện tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

 

Quy mô nguồn nhân lực tăng, cơ cấu lao động có những chuyển dịch tích cực từ khu vực nông, lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trình độ chuyên môn cũng như thể chất nguồn nhân lực có những cải thiện tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Đến hết năm 2017,cơ cấu lao động khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 63,59%, (vượt 4,89% mục tiêu Đề án), công nghiệp - xây dựng là 12,46% (thấp hơn 3,14% mục tiêu đề án), dịch vụ là 23,95% (thấp hơn 1,75% mục tiêu đề án).

Thực hiện các chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hành động cụ thể đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và đóng góp nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 98,6%, vượt 0,6% so với mục tiêu đề án, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,75%, vượt 0,2% mục tiêu đề án; Dân số 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,7% vượt 0,2% mục tiêu đề án; Học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%, vượt 0,2% đề án; Học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia toàn tỉnh đạt 98,92%, vượt 1,92% đề án. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm, đạt 17,6% cao hơn so với mục tiêu đề án là 7,6%.

Nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hàng năm UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp và cán bộ, công chức cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tích cực chỉ đạo phát huy tối đa năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh phối hợp với cơ sở đào tạo của Trung ương..

1
Tỉnh Điện Biên, tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 98,6%, vượt 0,6% so với mục tiêu đề án


Tuy nhiên, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đưa tỉnh Điện Biên trở thành tỉnh có trình độ phát triển trung bình vào năm 2020 vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng trong thời gian tới. So với mặt bằng chung toàn quốc cũng như trong khu vực thì các điều kiện về kinh tế, xã hội và chất lượng nguồn nhân lực tỉnh ta vẫn ở mức thấp và còn nhiều khó khăn.

Quá trình thực hiện đề án vẫn gặp nhiều tồn tại, khó khăn vướng mắc như: Công tác triển khai chỉ đạo, lãnh đạo triển khai thực hiện Đề án tại một số nơi chưa được quan tâm đúng mức; Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và còn thấp hơn so với mặt bằng chung; Cơ cấu dịch chuyển nguồn nhân lực vẫn dịch chuyển chậm hơn so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Quy mô và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế; Lao động qua đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, ngành nghề đào tạo đơn giản, chưa gắn với nhu cầu thị trường...

Xác định việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, trong thời gian tiếp theo, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đã được đề ra như: Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền các cấp; Chú trọng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng của người lao động

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Có định hướng phân bổ lao động hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển trong từng giai đoạn. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số; Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế trọng dụng và thu hút nhân tài làm việc ở các cơ quan nhà nước; Tập trung đào tạo, nâng cao tỷ lệ, chất lượng lao động qua đào tạo...

 

 

Hương Trà/Dienbientv.vn

.