Mường Ảng: Áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Thứ Năm, 07/05/2015, 10:04 [GMT+7]

Điện Biên TV - Những năm gần đây nông dân huyện Mường Ảng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây lương thực nói riêng. Nhờ vậy nên năng suất và sản lượng ngô, lúa ngày càng cao, tăng thêm thu nhập cho mỗi hộ gia đình.

Mường Ảng có diện tích tự nhiên hơn 440km2, dân số hầu hết là đồng bào các dân tộc thiểu số, sinh sống ở 10 xã và thị trấn. Cũng như hầu hết các địa phương khác trong tỉnh Điện Biên, Mường Ảng là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến gần 54%; trình độ dân trí không đồng đều; ngoại trừ thị trấn huyện lỵ, còn lại các xã đều thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong điều kiện tự nhiên và xã hội của một huyện miền núi, có nhiều dân tộc thiểu số với những phong tục, tập quán lạc hậu, tuy nhiên nếu so sánh với các huyện khác trong tỉnh thì Mường Ảng được đánh giá là một địa phương có nhiều chuyển biến tích cực trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nhân dân các dân tộc trong huyện đã từng bước loại bỏ nhận thức và tập quán xưa cũ trong việc trồng cây ngô, cây lúa; chăn nuôi gia súc và gia cầm. Đồng bào ý thức được sự tác động và vai trò to lớn của khoa học - kỹ thuật trên lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh mới vào sản xuất, đặc biệt là đối với việc sản xuất ngô, lúa - những cây lương thực chủ đạo đối với bà con nông dân vùng cao và vùng đặc biệt khó khăn

Khoảng 10 năm về trước, hầu hết người dân huyện Mường Ảng chỉ biết mỗi năm một lần phát, đốt nương rồi chọc lỗ bỏ hạt. Cây ngô, cây lúa bỏ xuống nương rồi thì chỉ biết trông cậy vào ông trời, gặp năm nào không đúng gió, thuận mưa thì đói ăn vì bắp không có hạt, lúa chẳng ra bông. Nếu được mùa thì thóc ngô thu về cũng khó mà đủ ăn cho cả năm, bởi vì nương tuy nhiều nhưng giống cũ, đất bạc màu, lại chẳng phân bón, không thuốc trừ bệnh, trừ sâu nên năng suất ngày càng giảm, mỗi một ha nương chỉ thu được trên dưới 10 tạ ngô hoặc thóc. Từ chỗ đất bạc màu, ngô lúa năng suất ngày càng giảm nên việc du canh, lấn rừng để làm nương mới màu mỡ hơn thường xuyên xảy ra. Sản xuất lương thực trên nương ngày càng kém hiệu quả, đồng thời gây thiệt hại cho tài nguyên rừng. Nhưng đó là chuyện của hàng chục năm trước. Từ khi được chia tách và thành lập mới - từ năm 2007 đến nay, dưới sự lãnh đạo, điều hành của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, bộ mặt nông thôn Mường Ảng - nhìn từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

1
Từ khi được chia tách và thành lập mới,  từ năm 2007 đến nay, dưới sự lãnh đạo, điều hành của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, bộ mặt nông thôn Mường Ảng nhìn từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Đảng bộ huyện Mường Ảng xác định: “Phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc; khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh và các nguồn lực; đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xóa đói giảm nghèo; đưa huyện Mường Ảng sớm thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn”. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên, Đảng bộ huyện đã phân công và giao trách nhiệm cho từng đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện uỷ phụ trách từng lĩnh vực, ngành và địa bàn để xây dựng chương trình hành động, từ đó tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời đánh giá kết quả gắn với sơ kết, tổng kết hàng năm. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo, điều hành sát sao của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện; sự đoàn kết thống nhất cao trong toàn Đảng bộ; sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc do đó các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Trên lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chú trọng khai hoang mở rộng diện tích để phát triển sản xuất lương thực; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, tập trung vào cây trồng có hiệu quả giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, cây mây, chuối tiêu hồng, đậu tương, lạc..v..v.. đảm bảo tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Phát huy lợi thế của từng xã trong huyện, cùng với sự thay đổi nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hoá, giá trị sản xuất 1ha đất nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước.  Huyện đã quy hoạch mở rộng vùng trồng cây công nghiệp như cây cà phê, cây cao su, cây mây. Ông Hà Văn Quân - Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy,  Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng cho biết: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện Mường Ảng có ảnh hưởng lớn đến việc xóa đói giảm nghèo, nếu sản xuất theo hướng cũ năng suất cây trồng cũ thì rất thấp và không tạo ra sự thay đổi. Huyện Mường Ảng đã chỉ đạo bà con  tập chung ban đầu vào cây cà phê, mặc dù giá cả cà phê có biến động thất thường nhưng từ những năm thành lập huyện cà phê hàng năm không bị tồn đọng đều bán được. Trong thời gian tới để tăng thu nhập cho bà con huyện đã trồng thử cây mắc ca và cây bơ hiện tại đang phát triển tốt
 

Trong những năm gần đây, nhân dân các dân tộc ở Mường Ảng đã có nhiều thay đổi mang tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với việc thâm canh cây ngô và lúa. Các chính sách, dự án và những chương trình khuyến nông của Chính phủ, của chính quyền các cấp đã giúp đỡ bà con nông dân huyện Mường Ảng áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lương thực. Đồng ruộng được cải tạo, khai hoang mở rộng, đầu tư hệ thống thủy lợi; thời vụ; giống mới; kỹ thuật gieo trồng, chăm bón mới..v..v.. được được cán bộ làm thực nghiệm và trình diễn trực quan cho bà con nông dân tại các xã, các bản. Nhà nước đầu tư về thủy lợi; hỗ trợ nông dân về kỹ thuật; phân bón và giống ngô lúa mới cho năng suất, chất lương cao nên người dân Mường Ảng đã tích cực học tập, làm theo thời vụ và kỹ thuật được tập huấn và được hướng dẫn trên thực tế. Nhận thức của nông dân Mường Ảng trong việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã có những chuyển biến, thay đổi theo hướng tích cực qua mỗi mùa vụ. Đồng bào đã biết đến kỹ thuật ủ mạ; gieo; bón phân chuồng, phân xanh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào cho đúng cách..v..v… Nếu như trước đây, nông dân Mường Ảng sản xuất mỗi năm 1 vụ trên nương là chủ yếu thì nay ngược lại. 10/10 xã và thị trấn đều có ruộng nước, mỗi năm cho 2 vụ lúa chắc ăn; việc phát rừng làm nương lúa hầu như không còn. Người dân Mường Ảng những năm gần đây không còn xa lạ với việc làm lúa nước 2 vụ bằng các loại giống mới.

1
5 năm qua, bên cạnh thâm canh, sản xuất ngô và lúa, nông dân Mường Ảng còn có gần 3.350ha cà phê. Trong đó: Cà phê trồng mới năm 2014 là: 150ha; cà phê đang cho thu hoạch là hơn 1.950 ha; năng suất cà phê kinh doanh năm 2014 ước đạt 16, 4 tạ/ha, sản lượng cà phê trấu đạt 3.200 tấn. Cây cà phê đã và đang trở thành cây xóa đói, cây làm giàu hiệu quả của nông dân Mường Ảng

Tuân thủ lịch thời vụ của cơ quan chuyên môn; gieo thẳng giống lúa; bón lót phân hữu cơ, bón thúc phân vô cơ; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..v..v… đã trở thành kỹ năng của người dân, điển hình như nông dân xã Ảng Cang; Búng Lao; Mường Đăng; Thị Trấn; Ảng Nưa..v..v.. Nếu như trước đây toàn huyện chỉ có vài chục ha lúa nước thì nay đã tăng lên gần 800 ha lúa vụ xuân và 1.300 ha lúa mùa; năng suất lúa vụ đông xuân đạt bình quân 60 tạ/ha, lúa mùa đạt gần 50 tạ/ha. Cùng với cây lúa, mỗi năm Mường Ảng có hơn 1.200 ha ngô xuân, năng suất gần 30tạ/ha và 500 ha ngô đông, năng suất đạt 25 đến 27 tạ/ha. Cùng với cây ngô và lúa, mỗi năm Mường Ảng còn gieo trồng khoảng 3.000 ha đỗ tương, lạc và đậu đỗ các loại. Giai đoạn từ năm 2007 đến hết năm 2014, sản suất nông nghiệp của Mường Ảng được đánh giá có bước phát triển đột phá và vượt bậc. Tổng giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2007 - 2010 ước đạt gần 90 tỷ đồng; giai đoạn 2011 đến 2014 ước đạt gần 100 tỷ đồng. Tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn từ 2007 đến 2014 đạt trên 16% mỗi năm, vượt bình quân mỗi năm gần 4% so với kế hoạch. Nếu như tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 ước đạt 16.600 tấn, tăng 3.300 tấn so với năm 2007 thì, năm 2014 đạt 17,600 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 420kg/người/năm - đây là tỷ lệ cao nhất so với các huyện vùng cao, vùng xa trong tỉnh.

Những năm qua, không những chủ động đủ nguồn lương thực tại chỗ mà nông dân Mường Ảng còn có ngô, lúa trở thành hàng hóa bán ra thị trường. Khẳng định rằng, trong vòng 10 năm qua, nông dân huyện Mường Ảng đã có những bước tiến vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng. Có được những chuyển biến đáng mừng đó là nhờ sự đầu tư, hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án như: Thủy lợi; phân bón; giống; khoa học – kỹ thuật..v..v.. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tích cực tham mưu cho các cấp chính quyền từ huyện đến các xã và thị trấn giúp nông dân một cách có trách nhiệm từ các khâu chọn giống, xuống giống; cách bón phân; trừ cỏ, trừ sâu như thế nào cho hiệu quả. Đồng thời cử cán bộ thường xuyên nắm tình hình ở cơ sở để giúp bà con chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch ngô, lúa như thế nào cho kịp thời và cho hiệu quả cao nhất.

Sự đầu tư, hỗ trợ về mọi mặt của Nhà nước đối với nông dân huyện Mường Ảng trong sản xuất lương thực là rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết định vẫn thuộc về phía người dân. Đáng ghi nhận chính là  bà con nông dân Mường Ảng đã mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm xưa cũ và lạc hậu bằng các phương thức sản xuất mới; tích cực áp dụng khoa học – kỹ thuật vào đồng ruộng nên đã mang lại hiệu quả to lớn. 5 năm qua, bên cạnh thâm canh, sản xuất ngô và lúa, nông dân Mường Ảng còn có gần 3.350ha cà phê. Trong đó: Cà phê trồng mới năm 2014 là: 150ha; cà phê đang cho thu hoạch là hơn 1.950 ha; năng suất cà phê kinh doanh năm 2014 ước đạt 16, 4 tạ/ha, sản lượng cà phê trấu đạt 3.200 tấn. Cây cà phê đã và đang trở thành cây xóa đói, cây làm giàu hiệu quả của nông dân Mường Ảng. Đồng thời và quan trọng hơn cả là, cùng với thâm canh ngô lúa, cây cà phê đã làm cho người dân Mường Ảng trở thành những nông dân có kỹ năng, kỹ thuật của một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao. C

Cùng với thâm canh sản xuất lương thực, được sự giúp sức của Chính phủ, của doanh nghiệp, nông dân Mường Ảng đang mở rộng diện tích cây công nghiệp đó là: cà phê, mắc ca, bơ. Sẽ không quá khi nói rằng, nông dân Mường Ảng đã và đang áp dụng khoa học – kỹ thuật thành công và hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp - những  nông dân có tác phong công nghiệp đang đi đúng hướng đến mục tiêu mà Đảng, Chính phủ đã xác định đó là: Phát triển theo hướng bền vững và Hiện đại hóa Nông nghiệp - Nông thôn./.


 

Kông Thao - Anh Tuấn

 

.