Trả lời các câu tại phiên họp giải trình của Thường tực HĐND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông trả lời các câu hỏi tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND tỉnh (Kỳ 3)

Thứ Sáu, 12/06/2020, 06:54 [GMT+7]

Điện Biên TV - Trả lời các câu tại phiên họp giải trình của Thường tực HĐND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên đã trả lời các câu hỏi tại phiên họp. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Điện Biên đăng tải nội dung trả lời các câu hỏi tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND tỉnh.

Tiếp theo...

Câu 5: Tiến độ triển khai, xây dựng chính quyền điện tử còn chậm, nhiều chỉ tiêu, mục tiêu chưa được triển khai đồng bộ, một số nhiệm vụ chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân của tình trạng trên? giải pháp khắc phục trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử cấp tỉnh.

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1049/KH-UBND ngày 18/4/2019 về  Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Theo đó, đã đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu theo đúng quan điểm chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh; đồng thời phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh được kiện toàn, thành lập tại Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 06/11/2019 của UBND để chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP, xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh do Đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban.

Trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Điện Biên, phiên bản 1.0 (Phê duyệt tại Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh), tỉnh Điện Biên đang tiếp tục rà soát, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0).

Trục liên thông văn bản: Hiện nay, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành việc kết nối Trục liên thông văn bản của tỉnh vào trục liên thông văn bản Chính phủ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ đảm bảo việc gửi, nhận văn bản điện tử có ký số trên Trục liên thông văn bản quốc gia theo yêu cầu.

Tiếp tục khai thác có hiệu quả các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước, như: Quản lý hộ tịch; Cấp đổi giấy phép lái xe; Quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo; Quản lý người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; GIS chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông… làm cơ sở, nền tảng quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công, giải quyết thủ tục hành chính và phục vụ nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt trên 80%. 100% cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên được kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng Internet tốc độ cao, 100% xã được kết nối Internet.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước đã được xây dựng và kết nối từ Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh đến các sở, ban, ngành; Huyện ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (49 điểm kết nối cáp quang). Góp phần quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả và an toàn các hệ thống dùng chung và chuyên ngành của tỉnh.

Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cơ quan chưa trang bị các thiết bị bảo mật (Firewall), hệ thống sao lưu dữ liệu (San, Nat); các hệ thống chưa được đánh giá, xác định cấp độ an toàn thông tin, mạng truyền số liệu chuyên dùng chưa kết nối đến cấp xã…(8/19 các đơn vị cấp tỉnh chưa có hệ thống ATTTT của cơ quan: Ngoại vụ, khoa học, thanh tra, nông nghiệp, công thương, lao động, tư pháp, giao thông; Cấp huyện: 3/10 chưa có: Mường nhé, Điện Biên, Nậm Pồ).

Bên cạnh những kết quả như trên, trong triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử vẫn còn một số tồn tại: Là tỉnh khó khăn nên Kinh phí bố trí cho triển khai xây dựng Chính quyền điện tử còn hạn chế chỉ ở mức tối thiểu; Sự quyết tâm, vào cuộc của một số sở, ngành, UBND cấp huyện trong xây dựng CQĐT thiếu quyết liệt, CBCC ngại đổi mới; nguồn nhân lực CNTT, an toàn an ninh thông tin còn thiếu…

Tỷ lệ cơ quan thực hiện gửi nhận văn bản điện tử ký số theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn ít nên tỷ lệ các văn bản, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng điện tử còn thấp (khoảng 50%, cấp xã đang triển khai đào tạo lại).

* Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (chưa phát sinh hồ sơ, số lượng hồ sơ nộp thực hiện qua Cổng dịch vụ công trực tuyến thấp).

Nguyên nhân chính:

Do người đứng đầu chưa thực sự quyết liệt; Công chức ngại thay đổi thói quen làm việc từ truyền thống sang hiện đại; Trung tâm THDL (DC), Hệ thống Văn bản dùng chung (TDOffice), Hệ thống thư điện tử... vừa được bàn giao về Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành (tháng 12/2019);

Người dân chưa quen với môi trường làm việc mới; Công tác tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị chưa thực sự hiệu quả.

Đề xuất giải pháp:

Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị gương mẫu ký số cá nhân; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì nâng cấp Hệ thống, đào tạo lại cho các cơ quan, đơn vị.

Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; Thực hiện phối hợp với trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

* Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cơ quan chưa trang bị các thiết bị bảo mật (Firewall), hệ thống sao lưu dữ liệu (San, Nat); các hệ thống chưa được đánh giá, xác định cấp độ an toàn thông tin, mạng truyền số liệu chuyên dùng chưa kết nối đến cấp xã…
Nguyên nhân chính: Nhận thức về an toàn, an ninh của mốt số lãnh đạo, CBCC, VC; Thiếu kinh phí; Tỷ lệ đầu tư cho an toàn, an ninh mạng còn thấp. Các cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến an toàn an ninh mạng.

Đề xuất giải pháp:

Ưu tiên kinh phí cho hạ tầng kỹ thuật CQĐT; Đẩy mạnh hình thức Thuê dịch vụ: DN đầu tư, Nhà nước thuê lại.

Gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành; Đôn đốc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 (Triển khai đảm bảo an toàn an ninh mạng theo 4 lớp); Tiếp tục triển khai giải pháp phần mềm phòng chống mã độc đến cơ quan, đơn vị.

* Cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin còn thiếu nhất là cán bộ về an toàn an ninh thông tin, đa số làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Một số cơ quan chưa bố trí cán bộ, chuyên trách về CNTT.

Nguyên nhân: Chưa có chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.
Đề xuất giải pháp: Xây dựng vị trí việc làm đảm bảo biên chế về Công nghệ thông tin; Ban hành chính sách ưu đãi cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin để thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ cao về công nghệ thông tin, an toàn an ninh thông tin.

*Kinh phí đầu tư cho phát triển CPĐT chưa đáp ứng nhu cầu.

Nguyên nhân chính: Chưa có nguồn ngân sách chi cho CQĐT.

Đề xuất giải pháp: Đề nghị Sở Tài, chính, Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục quan tâm, tổng hợp, đề xuất từ Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí ngân sách cho triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh theo Kế hoạch đã được ban hành.

Còn nữa...

 

BT/DIENBIENTV.VN

.