Năm 2016: Ngành TN&MT vượt qua nhiều khó khăn

Thứ Hai, 09/01/2017, 14:17 [GMT+7]

Điện Biên TV -  Sáng 9/1, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà. Bộ Tài nguyên môi trường đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 tới các tỉnh, thành phố trên cả nước.

 

s
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc tại hội nghị trực tuyến.

 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, bước vào năm 2016, đất nước ta đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp hơn so với dự báo. Tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là giá dầu thô giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. Trong khi đó, BĐKH diễn ra nhanh hơn dự báo kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: thiên tai, rét đậm, rét hại ở phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn chưa từng có ở ĐBSCL, lũ chồng lũ ở các tỉnh miền Trung. Đặc biệt, đã xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, tình hình an ninh trật tự và sự phát triển KT-XH của đất nước.

 

Điểm cầu tỉnh Điện Biên
Điểm cầu tỉnh Điện Biên

 

Trong bối cảnh đó, ngành TN&MT đã nghiêm túc quán triệt nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực, sáng tạo vượt qua các khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng trên tất cả các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công: Công tác quản lý nhà nước về TN&MT có nhiều chuyển biến tích cực. Tinh thần liêm chính, kiến tạo, gần dân được quán triệt thực hiện nghiêm túc, thể hiện trong việc cầu thị lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh của địa phương, cơ sở, người dân và doanh nghiệp. Từ các ý kiến đó, Bộ đã nhanh chóng hoàn thiện chính sách, pháp luật, bám sát yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm tính công khai minh bạch, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, loại bỏ các rào cản để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, giải quyết kịp thời nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động đã được cập nhật phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH; Công tác thanh tra, kiểm tra được đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với những vấn đề bức xúc từ thực tiễn. Công tác này cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa lực lượng của các ngành, giữa Trung ương và địa phương, qua đó phát huy tổng hợp sức mạnh, góp phần nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật. Nhiều điểm nóng về môi trường đã được giải quyết; Nguồn lực tài nguyên đã được phát huy cho phát triển KT-XH, trong đó riêng nguồn thu từ đất đai đóng góp 8,25% thu ngân sách nhà nước và 10,46% thu ngân sách nội địa; thu từ khoáng sản đạt trên 5.500 tỷ đồng;Hợp tác, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực quản lý, qua đó huy động được kinh nghiệm, nguồn lực đáng kể cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Nền hành chính đang từng bước được hiện đại hóa và nâng cao năng lực quản lý./





Tử Long

.