Áp lực cuộc sống tăng cao trong 2 năm đại dịch COVID-19

Thứ Sáu, 22/04/2022, 07:44 [GMT+7]

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng cuộc sống con người trở nên áp lực và căng thẳng hơn hẳn trong 2 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

1
(Ảnh: Dreams Time)

Theo thống kê của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ (41%) thừa nhận cuộc sống của họ trở nên khó khăn và căng thẳng trogn 2 năm qua. Trong khi đó, 67% người trưởng thành cho biết họ có cảm giác "bị khủng hoảng liên tục" và 73% cảm thấy "choáng ngợp" khi cuộc sống đảo lộn trong 2 năm.

Cũng theo báo cáo này, áp lực cuộc sống vẫn tiếp tục tăng cao trong những tuần đầu của năm 2022 do sự gia tăng giá của các mặt hàng thiết yếu do lạm phát (ví dụ như giá xăng, tiền điệp, chi tiêu hàng ngày...). Các chuyên gia tiên đoán rằng, trong thời gian tới, giá cả sẽ còn tiếp tục leo thang. Ngoài ra, nhiều người cũng to ra lo ngại về chuỗi cung ứng không đảm bảo bảo, cũng như lo lắng về việc liên tục bị tấn công trên mạng cũng như ngoài đời thật. Mọi mối lo này trở nên áp lực hơn bao giờ hết sau 2 năm COVID-19.

1
(Ảnh: Arizona Global Campus)

Trong số những nỗi lo của người trưởng thành Mỹ ở thời điểm hiện tại, kinh tế được coi là nguồn gây căng thẳng nhiều nhất, đặc biệt là đối với những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. 50% người trưởng thành tại đất nước này cũng thừa nhận chi phí về nhà ở là yếu tố gây căng thẳng chính trong thời buổi ngày nay.

Nhìn chung, những người Mỹ trẻ tuổi đều cho rằng tài chính là vấn đề đáng lo ngại nhất. Theo thống kê, tỷ lệ người lo lắng về tiền bạc bắt đầu giảm dần khi độ tuổi càng cao. Đối với những người trẻ (thế hệ Z) cảm thấy gánh nặng của cuộc khủng hoảng tài chính trong 2 năm vừa qua, tình trạng thất nghiệp tăng cao và những khoản nợ ngày một lớn là điều hiện ngay trước mặt của những người trong độ tuổi trưởng thành này.

1
(Ảnh: Dreams Time)

Những số liệu này không có gì đáng ngạc nhiên khi đại dịch toàn cầu COVID-19 ập đến khiến nền kinh tế sụp đổ, thiếu hụt chuỗi cung ứng gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống vật chất cũng như sức khỏe tinh thần của mỗi người. COVID-19 gây ra nhiều hạn chế, mặc dù sự hoảng sợ đã giảm xuống khi mối đe dọa về việc tử vong giảm nhưng 58% số người được hỏi vẫn cho rằng đại dịch là tác nhân gây ra căng thẳng cho họ mỗi ngày.

Chưa dừng lại ở đó, đại dịch cũng khiến lối sống con người trở nên kém lành mạnh hơn. Cụ thể, trong thời gian giãn cách xã hội, con người không thể tập thể dục ở khu vực công cộng, do đó nhiều người quay trở lại với thói quen không lành mạnh trước đó. Nhiều người cũng cho biết họ buộc phải sử dụng lại những thói quen không lành mạnh để kiểm soát áp lực và căng thẳng trong hai năm qua.

Link: https://vtv.vn/doi-song/ap-luc-cuoc-song-tang-cao-trong-2-nam-dai-dich-covid-19-2022042014125443.htm

 

 

Theo VTV

 

.