Số ca mắc COVID-19 thực tế ở Malaysia có thể tăng gấp 4 - 5 lần

Thứ Hai, 12/07/2021, 07:47 [GMT+7]

 

s
Hơn 187,5 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

Đến sáng 12/7, thế giới có trên 187,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,04 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/7 bày tỏ quan ngại về nguy cơ mà các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể gây ra đối với tiến trình hồi phục nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Phát biểu với báo giới sau hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thành phố Venice (Italy), Bộ trưởng Yellen nêu rõ: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về biến thể Delta cũng như các biến thể khác có thể xuất hiện và đe dọa tới tiến trình hồi phục. Chúng ta là một nền kinh tế toàn cầu liên kết chặt chẽ, bất kỳ điều gì xảy ra ở một khu vực nào đó trên thế giới sẽ ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia khác".

Bà Yellen cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nước nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng COVID-19 để đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào năm tới.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 10/7, nước này ghi nhận hơn ca mắc mới COVID-19 và trên trường hợp tử vong. Hiện tổng cộng trên triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Ấn Độ vẫn đang phải chật vật ứng phó với dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh ở nước này. Tại bang Uttar Pradesh, các chuyên gia y tế đang cố gắng đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến thể Delta Plus của virus SARS-CoV-2, nay lại phải đối mặt với mối lo mới khi biến thể Kappa đã khiến một người tử vong ở bang này.

Bang Uttar Pradesh đã ghi nhận 2 trường hợp nhiễm biến thể Kappa, trong đó một người đã tử vong. Bệnh nhân tử vong là nam giới, 66 tuổi, không có lịch sử đi lại. Trước đó, bang Uttar Pradesh cũng đã ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Delta Plus.

Kappa là một biến thể kép của virus gây bệnh COVID-19. Biến thể này đang gây "báo động đỏ", khiến giới y khoa trên toàn cầu thúc đẩy tiến hành giải trình tự gene để giám sát sự lây lan của biến thể này. Những triệu chứng khi nhiễm biến thể Kappa cũng tương tự với triệu chứng ban đầu của bệnh sởi và xuất hiện 1 - 2 ngày sau khi nhiễm. Tuy nhiên, người nhiễm biến thể Kappa không có hiện tượng bệnh lý ngoài da như sởi.

Với số ca mắc mới giảm nhanh trong 1 tháng trở lại đây, Ấn Độ đã bắt đầu nới lỏng quy định phong tỏa chống dịch COVID-19. Người dân quốc gia Nam Á này đổ xô tới các điểm du lịch sau thời gian dài phải ở nhà giãn cách xã hội. Tuy nhiên giới chức Ấn Độ cảnh báo, việc tập trung đông người sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn, kéo COVID-19 quay trở lại.

Ấn Độ chỉ vừa trải qua cơn sóng thần COVID-19 thứ 2, cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người. Giới chức y tế cảnh báo, nếu người dân không hợp tác chống dịch, làn sóng thứ 3 sẽ sớm ập đến, hệ quả có thể còn tàn khốc hơn những gì quốc gia này chứng kiến vài tháng trước.

Trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận trên ca mắc COVID-19. Đến nay, hơn bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi trong tổng số trên triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đạt mục tiêu phân phối đủ vaccine ngừa COVID-19 cho 70% số người trưởng thành ở khối này.

Theo chương trình mua vaccine chung của EU do Chủ tịch EC Von der Leyen điều hành, EU đã phân phối cho các nước thành viên 330 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, 100 triệu liều của hãng AstraZeneca, 50 triệu liều của hãng Moderna và 20 triệu liều của hãng Johnson & Johnson. Trừ Johnson & Johnson là loại vaccine 1 liều, các vaccine còn lại cần 2 liều để đạt hiệu quả đầy đủ. Ước tính, EU có 366 triệu người trưởng thành.

EU đạt mục tiêu phân phối đủ vaccine ngừa COVID-19 cho 70% người trưởng thành. (Ảnh: AP)
EU đạt mục tiêu phân phối đủ vaccine ngừa COVID-19 cho 70% người trưởng thành. (Ảnh: AP)

Ngày 11/7, Australia công bố ca tử vong đầu tiên do COVID-19 trong năm nay và 77 ca mắc mới tại bang New South Wales cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian dự báo, số ca mắc tại New South Wales, bang đông dân nhất của Australia, sẽ vượt 100 ca/ngày. Ông cũng dự kiến, số ca mắc trong và xung quanh thành phố Sydney sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới. Thành phố lớn nhất của Australia này hiện đang thực hiện lệnh phong tỏa trong 3 tuần. Với 33 trong số các ca mắc mới là lây nhiễm trong cộng đồng, nhà chức trách khả năng sẽ gia hạn lệnh phong tỏa hơn 5 triệu cư dân Sydney và các khu vực lân cận.

Cuba cùng ngày đã công bố một loạt biện pháp mới với những người đi du lịch trong nước nhằm kiềm chế đà lây lan của COVID-19. Theo đó, những người Cuba đến các khu du lịch Varadero và Cayo Coco sẽ phải cách ly bắt buộc trong 14 ngày tại khách sạn, đồng thời bị hạn chế về hành lý đi kèm. Bộ Y tế Cuba đã thiết lập hệ thống kiểm tra sức khỏe bắt buộc đối với các nhân viên du lịch, sân bay và giao thông khi đến và rời khỏi nơi làm việc. Những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 cũng sẽ được tiến hành xét nghiệm sàng lọc kháng nguyên thường xuyên. Quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7 tới.

Israel cho biết sẽ bắt đầu cung cấp 1 mũi tiêm nhắc lại cho những người trưởng thành có hệ miễn dịch kém đã tiêm 2 liều vaccine. Vaccine tiêm nhắc lại là vaccine của hãng Pfizer. Những người đã trải qua cấy ghép nội tạng hoặc bị một tình trạng y tế làm giảm khả năng miễn dịch sẽ được ưu tiên. Chính phủ Israel cũng đang tích cực đàm phán với hãng Pfizer để đảm bảo ngồn cung vaccine. Việc tiêm nhắc lại diện rộng cho công chúng vẫn đang tiếp tục được cân nhắc. Thời gian qua, biến thể Delta đã khiến số ca nhiễm mới tại Israel tăng nhanh chóng ở mức 3 con số, đỉnh điểm có ngày vượt 600 ca.

Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết sẽ ngay lập tức giảm phê duyệt nhập cảnh đối với du khách từ Indonesia đến Singapore mà không phải là công dân hoặc thường trú nhân của nước này. Đây là một phần trong các biện pháp kiểm soát biên giới được thắt chặt của Singapore do sự gia tăng mạnh các ca mắc COVID-19 ở Indonesia.

Ngoài ra, từ ngày 12/7, những du khách có lịch sử đi lại đến Indonesia trong vòng 21 ngày qua sẽ không được phép quá cảnh qua Singapore. Những du khách như vậy nếu nhập cảnh vào Singapore sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) âm tính với COVID-19 được thực hiện trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành đến Singapore. Những người đến Singapore mà không có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hợp lệ có thể bị từ chối nhập cảnh. Trong khi đó, thường trú nhân và người có thẻ dài hạn tại Singapore nếu không tuân thủ các yêu cầu mới có thể bị hủy bỏ thẻ.

Hiện tại, tất cả các du khách nhập cảnh vào Singapore với lịch sử đi lại gần đây đến Indonesia trong vòng 21 ngày trước khi khởi hành đến Singapore sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính hợp lệ được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Tất cả du khách này sẽ tiếp tục được cách ly 14 ngày tại các cơ sở tập trung, xét nghiệm PCR khi đến và vào ngày thứ 14 sau khi đến, đồng thời xét nghiệm nhanh kháng nguyên khi đến và những ngày sau đó. Đến nay, Singapore ghi nhận trên triệu ca mắc, hơn trường hợp tử vong.

Số ca mắc COVID-19 mới ở Malaysia tăng mạnh trong thời gian gần đây và đã lập những mốc mới. Tuy nhiên, nguyên Phó Tổng Thư ký Bộ Y tế nước này Lockman Hakim dự tính, con số thực tế có thể cao ít nhất gấp 4-5 lần con số công bố.

Ngày 11/7, Malaysia ghi nhận 9.105 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này và là ngày thứ 3 liên tiếp số ca mắc mới trong ngày trên mức 9.000 ca. Phó Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, nguyên nhân số ca mắc mới COVID-19 gần đây gia tăng mạnh là do nước này tiến hành xét nghiệm COVID-19 quy mô lớn, có mục tiêu tại đại đa số khu vực đang thực hiện Lệnh hạn chế di chuyển tăng cường (EMCO) thuộc bang Selangor và lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur.

Ông Hakim cho rằng, cùng với việc số ca mắc mới COVID-19 ở Selangor và Kuala Lumpur tăng mạnh, hiện đã không còn thích hợp cho việc xét nghiệm quy mô lớn để xác định những người có nguy cơ cao. Ưu tiên hàng đầu bây giờ phải hướng tới việc cứu sống những người đã và sẽ bị mắc bệnh.

Theo chuyên gia này, do trước đây Malaysia chưa tiến hành xét nghiệm COVID-19 quy mô lớn nên số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày trên thực tế lớn hơn so với con số Bộ Y tế công bố. Do đó, lưu vực sông Klang (gồm Selangor, Kuala Lumpur và một phần Seremban) cần phải có hành động kiên quyết, tập trung hơn nữa.

Báo cáo của Lực lượng đặc nhiệm xử lý COVID-19 Indonesia ngày 11/7 cho biết, thủ đô Jakarta đã ghi nhận mốc mới về số ca nhiễm COVID-19 trong ngày với 13.133 ca và  54 người tử vong. Tính từ tháng 3/2020 đến nay, Jakarta ghi nhận 662.442 ca mắc COVID-19 và 9.403 người tử vong.

Tính toàn quốc, số ca nhiễm trong ngày 11/7 của Indonesia là 36.197 ca và 1.007 người tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên trên 2,5 triệu trường hợp và 66.464 bệnh nhân tử vong.

 Tỉnh Phuket của Thái Lan đã phát hiện bệnh nhân đầu tiên mắc biến chủng Delta. (Ảnh: AP)
Tỉnh Phuket của Thái Lan đã phát hiện bệnh nhân đầu tiên mắc biến chủng Delta. (Ảnh: AP)

Campuchia đã tiếp nhận thêm 4 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 gồm 3 triệu liều Sinovac và 1 triệu liều Sinopharm mua từ Trung Quốc. Với việc đảm bảo chủ động được nguồn vaccine, Campuchia đang xem xét sẽ tiến hành tiêm thêm mũi thứ 3 và tiêm cho người dưới 18 tuổi vào cuối năm 2021.

Hiện Campuchia đã hoàn thành tiêm vaccine tại thủ đô Phnom Penh với hơn 2,1 triệu người, đạt tỉ lệ hơn 99% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng. Còn cả nước đã tiêm được gần 4,8 triệu người, đạt gần 48% kế hoạch.

Ngày 11/7, Bộ Y tế Campuchia xác nhận tổng số ca mắc COVID-19 đã vượt ngưỡng 60.000 ca và tiến sát 61.000 người, với 981 trường hợp mới trong 24 giờ qua, trong đó có tới 259 người nhập cảnh. Bên cạnh đó, có thêm 21 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong vì COVID-19 tại nước này lên 902 trường hợp.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, bà Lý Ái Lan (Li Ailan) đã bày tỏ lo ngại về số ca mắc mới và tử vong tăng mạnh tại Campuchia, đồng thời kêu gọi cả cộng đồng chung sức ngăn chặn đại dịch.

Bộ Y tế Lào ngày 11/7 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 89 ca mắc COVID-19 mới, gồm 86 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại tỉnh Vientiane và tỉnh Luang Namtha. Theo Bộ Y tế Lào, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhất là làn sóng lây nhiễm thứ 2 từ giữa tháng 4 vừa qua, lượng lao động Lào ở Thái Lan trở về nước tăng cao, tạo áp lực trong việc tiếp nhận và phân bổ cách ly. Điều này đã khiến cho một số tỉnh biên giới, trong đó có tỉnh Champasak bị quá tải lượng bệnh nhân mắc COVID-19.

Trước tình hình trên, Chính phủ Lào tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động xuất nhập cảnh nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép; tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh tại các khu cách ly, đặc biệt là tại các địa điểm tiếp nhận lao động Lào về nước.

Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch, đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng đối với các trường hợp nhập cảnh trái phép để có biện pháp xử lý kịp thời. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 2.719 ca mắc COVID-19 và 3 trường hợp thiệt mạng.

Giới chức Phuket (Thái Lan) ngày 11/7 cho biết, tỉnh này đã phát hiện bệnh nhân đầu tiên mắc biến chủng Delta. Bệnh nhân là một doanh nhân nước ngoài sống tại địa phương, bị lây nhiễm từ một du khách đến từ Bangkok. Hồi đầu tháng 7, đảo du lịch Phuket đã thí điểm mở cửa cho du khách đã tiêm vaccine COVID-19 theo chương trình "Hộp cát du lịch". Tuy nhiên, đến nay, Phuket đã phát hiện 10 ca dương tính, phần lớn là du khách Thái Lan đến từ các tỉnh khác. Trước tình hình đáng quan ngại này, giới chức Phuket đã quyết định đóng cửa toàn bộ trường học tại đây từ ngày 12/7 cho tới ngày 23/7 và chuyển sang chế độ học trực tuyến do lo ngại nguy cơ dịch bệnh lây lan sang các học sinh dưới 1‌8 tuổ‌i.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan Saksayam Chidchob ngày 11/7 cho biết, những khu vực không sử dụng tại 2 sân bay quốc tế Suvarnabhumi và Don Mueang ở vùng đô thị Bangkok sẽ được dùng để lập các bệnh viện dã chiến với sức chứa 7.000 giường bệnh nhằm đối phó với việc một số lượng lớn bệnh nhân đang chờ điều trị do tình hình COVID-19 phức tạp hiện nay.

Khoảng 145 trạm kiểm soát, trong đó 88 trạm ở thủ đô Bangkok, đã được thiết lập để kiểm soát sự di chuyển của người dân, trong khi Tổng Tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan (RTAF) cảnh báo sẽ có hành động pháp lý mạnh mẽ đối với những người vi phạm các quy định mới.

Thái Lan ngày 11/7 ghi nhận 9.539 ca mắc với COVID-19 cùng 86 người tử vong. Đến nay, tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay ở nước này là 336.371 ca, trong đó có 2.711 người không qua khỏi. Thủ đô Bangkok tiếp tục là địa phương có nhiều ca nhiễm mới nhất với 2.741 trường hợp được ghi nhận trong 24 giờ qua.

Ngày 11/7, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato tuyên bố, nước này sẽ bắt đầu tiếp nhận đơn xin cấp hộ chiếu vaccine từ ngày 26/7 tới để những người đã được tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 được di chuyển quốc tế.

Chứng nhận tiêm chủng vaccine sẽ là hồ sơ chính thức do chính quyền các thành phố cấp để xác nhận một người đã được tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 với các thông tin như tên, số hộ chiếu và ngày tiêm chủng. Tháng 6, ông Kato cho hay, chứng nhận tiêm chủng sẽ được cấp vào cuối tháng 7, ban đầu được in ra giấy, còn phiên bản số sẽ được xem xét sau.

Theo các nguồn tin Chính phủ, Nhật Bản đang nỗ lực đạt thỏa thuận để hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 của nước này được hơn 10 nước chấp nhận, trong đó có Italy, Pháp và Hy Lạp. Theo đó, những người được cấp hộ chiếu sẽ được miễn hoặc giảm thời gian cách ly khi đi từ Nhật Bản đến các quốc gia đó.

Dễ lây lan, khó truy vết, biến thể Delta đang chiếm phần lớn các ca nhiễm mới toàn cầu. Đây là 1 trong 4 biến thể thuộc danh sách đáng quan ngại của Tổ chức Y tế Thế giới. Ước tính, ít nhất 98 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể Delta. Biến chủng này cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự bùng phát làn sóng dịch mới tại các nước Đông Nam Á.

Tại châu Âu, biến thể Delta cũng đang tiếp tục lây lan mạnh, nhất là ở người trẻ. Biến thể này được dự đoán có thể chiếm tới 90% số ca nhiễm mới tại châu Âu vào tháng 8. Còn tại Mỹ, 24 bang của Mỹ ghi nhận số ca mắc COVID-19, tăng ít nhất 10% trong tuần qua do biến thể Delta. Nguy cơ lây nhiễm tăng cao ở những người chưa được tiêm chủng. Hiện vẫn có 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ chưa tiêm phòng.

Link: https://vtv.vn/the-gioi/so-ca-mac-covid-19-thuc-te-o-malaysia-co-the-tang-gap-4-5-lan-20210711162138942.htm

 

 

Theo VTV

.