Điện Biên:

Phát huy hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách dân tộc

Thứ Tư, 11/12/2019, 13:59 [GMT+7]
Điện Biên TV – Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, chính sách phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Điện Biên được triển khai đồng bộ, hiệu quả, thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn.
N
Điện Biên có dân số trên 59 vạn người, có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 80% dân tộc thiểu số trong những năm qua với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chính sách dân tộc được triển khai ngày càng phát huy hiệu quả.

Điện Biên tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, dân số trên 59 vạn người, có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 80% dân tộc thiểu số (Thái 38%, Mông 34,8%, Kinh 18,4%, Khơ mú 3,3%, còn lại là các dân tộc khác). Xác định rõ việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc sẽ góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS, tỉnh Điện Biên đã từng bước cụ thể hóa và vận dụng tốt các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của địa phương, bước đầu đem lại hiệu quả khá rõ rệt.

Cụ thể, tổng nguồn vốn từ Chương trình 135 trong cả giai đoạn 2014-2019 là 833,209 tỷ đồng; Chương trình 30a hơn 800 tỷ đồng; hỗ trợ giống nông nghiệp, muối iot theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên 100 tỷ đồng; gần 70 tỷ đồng hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ… và nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, thúc đẩy phát triển toàn diện đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặt khác, với sự nỗ lực, không ngừng đổi mới, phát triển, tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2014-2018 có 1.521 cán bộ được tuyển dụng là người dân tộc thiểu số, chiếm 54,5% tổng tuyển dụng. Hiện tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số  chiếm 41,99% cán bộ toàn tỉnh; trong đó 44 người có trình độ thạc sỹ, 991 người đại học…; 23% cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh, 39% cấp huyện, 79,1% cấp xã. Đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số các cấp chiếm từ 12,5 – 88,5%.

Tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ III năm 2019, Ông Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đánh giá cao những thành tựu nổi bật đối với sự phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhất là trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án và chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân; góp phần thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới của tỉnh.

Là hộ nghèo xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, trước đây gia đình Ông Lý Hà Tư, người có uy tín xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào mấy sào lúa, thu nhập không đáng kể. Tranh thủ và phát huy hiệu quả những nguồn lực từ các: Chương trình 135, 30a, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chính sách 102, Chi trả dịch vụ môi trường rừng…gia đình Ông Lý Hà Tư, người có uy tín xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé đã đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại nhỏ.

Ông Lý Hà Tư, người có uy tín xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho hay: "Các chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn biên giới và hải đảo là một chủ trương đúng đắn, tạo động lực để bà con các dân tộc còn khó khăn phấn đấu làm ăn, phát triển kinh tế.

\Nhờ mạnh dạn trong làm ăn và động lực từ các chương trình hỗ trợ, trang trại đã ngày một phát triển, mở rộng. Hiện tại, gia đình đã có 5 con bò, 4 con trâu, đàn dê 46 con, đàn lợn 5 con, gia cầm các loại trên 30 con, và trên 2ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Mỗi năm thu nhập từ trang trại gia đình được 30 triệu đồng. 

Năm 2018, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, từ nuôi bò sang trồng cây Sa Nhân, gia đình nhận và trồng 8ha Sa Nhân. Đây là cách làm mới trong việc trồng cây công nghiệp mang về lợi ích kinh tế cao. Bên cạnh đó gia đình tôi còn nhận chăm sóc và bảo vệ 5ha rừng, mỗi năm nhà nước chi trả cho gia đình gần 30 triệu đồng. Từ đó, gia đình đã có thêm thu nhập ổn định cuộc sống, cho các con ăn học, được chăm sóc sức khỏe thường xuyên”

N
Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án và chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên luôn đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

Có thể nói, trong những năm qua, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các chính sách dân tộc đến với đồng bào. Nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chính sách dân tộc được triển khai ngày càng phát huy hiệu quả, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới của tỉnh có những chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư.

Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án và chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch thể hiện việc lựa chọn các nội dung hỗ trợ, công trình xây dựng, địa điểm xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân; hệ thống chính trị được củng cố; công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo đã có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương với các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện; thu hút được đông đảo lực lượng xã hội tham gia..

Đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đoàn kết gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới và chung tay xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững./.

 
 
CTV Đức Hoàng/DIENBIENTV.VN
.