Hội đồng Nhân dân tỉnh

Đoàn giám sát HĐND tỉnh nghe báo cáo và xem xét kết quả giám sát ''Việc thực hiện giao đất, giao rừng..."

Thứ Tư, 13/06/2018, 15:36 [GMT+7]
Điện Biên TV - Ngày 13/6, Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 29 tháng 2 năm 2017, Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 5 tháng 3 năm 2018 của Thường trực HĐND tỉnh, ngày13/6, Đoàn giám sát họp nghe UBND tỉnh báo cáo kết quả giám sát "Việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015, chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2015 - 2018 và thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hường nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững từ năm 2015 - 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên"
 
 
s
Quang cảnh buổi họp

Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, sự phối hợp của UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện thị, sở, ngành triển khai thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai, chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến thời điểm báo cáo đã đạt được một số kết quả tích cực. 

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao là: 325.808, 14ha/602.073,1 ha đạt 54,11% mục tiêu Kế hoạch 388, (giao đất lâm nghiệp có rừng là 309.097,93 ha/317.000 ha, đạt 97,5% kế hoạch, đất lâm nghiệp chưa có rừng là 16.710,73 ha/285.073,1 ha, đạt 5,9% kế hoạch). Tổng diện tích rừng được chi trả DVMTR là 241.143,04 ha với số lượng 1.527 chủ rừng (4 tổ chức, 761 hộ gia đình cá nhân, 762 cộng đồng).

Cơ cấu ngành nông nghiệp từng bước chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất theo giá hiện hành một số ngành năm 2017 so với mục tiêu đến năm 2020: trồng trọt là 3.228 tỷ đồng, đạt 84,7%; chăn nuôi khoảng 1.293 tỷ đồng, đạt 61,5%; lâm nghiệp đạt 365,2 tỷ đồng, đạt 52,4%; thủy sản là 166 tỷ đồng, đạt 89,7%.

Toàn tỉnh có 903 công trình thủy lợi đã đưa vào khai thác sử dụng, trong đó có: 13 hồ chứa, 02 trạm bơm điện, 02 trạm bơm thủy luân, 886 công trình lây nước bằng đập dâng, phai tạm, về cơ bản, các công trình được đầu tư đều phát huy được hiệu quả, góp phần bảo vệ, cung cấp nước ổn định sản xuất nông nghiệp

Đến năm 2017, toàn tỉnh có 07 làng nghề (mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh khẩu xén, bánh đa, thêu ren) và 1.512 cơ sở SXKD ngành nghề nông thôn; có khoảng 6.900 lao động dịch chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (trung bình mỗi năm: 2.300 lao động). Thu hút 11 doanh nghiệp, 02 nhà máy chế biến gạo, 02 công ty chế biến chè Shan tuyết, 03 cơ sở chế biến cà phê, 24 hợp tác xã, 35 trang trại, đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; 460 cơ sở SXKD sản phẩm nông lâm và thủy sản trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện ATTP.hình thành 11 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; 02 đơn vị sản xuất Rau được chứng nhận VietGap.

Đã đăng ký quét mã truy xuất nguồn gốc (mã QR) giúp kiểm soát được sản phẩm chính hãng IR64 và Bắc thơm số 7, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Điện Biên tại mô hình liên kết cánh đồng lớn của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên.

Tại buổi họp, các đại biểu dự buổi giám sát đã nghiêm túc chỉ ra những mặt còn hạn chế, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cụ thể, thực tế, nhằm tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả  "Việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015, chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2015 - 2018 và thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hường nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững từ năm 2015 - 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên".

 
 
 
 
Tử Long
 
.