Nên làm gì khi bị chảy máu mũi?

Chủ Nhật, 27/05/2018, 08:59 [GMT+7]

 Chảy máu mũi khiến bạn cảm thấy một chút không thoải mái, và đôi khi sợ hãi, nhưng trong phần lớn các trường hợp đó không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
 


Một đứa bé có thể thỉnh thoảng mới bị chảy hoặc thường xuyên bị chảy máu mũi. Chảy máu mũi phổ biến nhất ở trẻ em và thường xảy ra ở gần lỗ mũi trước, trên vách ngay 2 lỗ mũi và thường bắt đầu chỉ ở một bên lỗ mũi.

Đôi khi chảy máu mũi bắt đầu ở phía sau mũi, nhưng nó rất hiếm và thường xảy ra ở người già hoặc những người huyết áp cao hoặc chấn thương vùng mũi hoặc mặt.

Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, hầu hết chảy máu mũi xảy ra khi các mạch máu nhỏ nằm bên trong mũi vỡ và chảy máu. Những mạch máu này rất mỏng manh và nằm gần bề mặt, càng khiến chúng trở thành mục tiêu của chấn thương.

Nguyên nhân thường gặp do ngoáy mũi, dính thứ gì đó vào mũi, cảm lạnh hoặc dị ứng, đặc biệt kèm theo hắt hơi, ho, và sổ mũi. Không khí trong nhà khô, nóng (thường trong mùa hè), làm cho bên trong mũi dễ bị rạn nứt, cứng và ngứa.

Ít gặp hơn, chấn thương bên ngoài mũi, mặt hoặc đầu có thể gây chảy máu mũi. Nếu điều này xảy ra, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể phòng ngừa những kiểu chảy máu mũi này bằng cách đeo thiết bị bảo vệ, ví dụ như mũ sắt trong khi chơi khúc côn cầu, bóng đá hay bóng rổ và những môn thể thao hoặc hoạt động khác.

Một số trường hợp chảy máu mũi gây nên bởi vấn đề do đông máu, nhưng rất hiếm gặp.

Nếu bạn chảy máu mũi

Bạn biết rằng bạn nên gặp bác sĩ nếu việc chảy máu mũi của bạn là do chấn thương, ví dụ như một cú đấm. Nhưng nếu chảy máu mũi không rõ nguyên nhân, bạn nên tuân theo những bước sau:

- Đừng nằm xuống. Ngồi dậy hoặc đứng lên.

- Sử dụng khăn giấy hoặc khăn ẩm để ngăn chảy máu.

- Giữ đầu về phía trước (không ngửa đầu ra sau, nó có thể khiến máu chảy xuống cổ họng).

- Bịt mũi và thở qua đường miệng. Làm điều này trong 10 phút. Đảm bảo bạn giữ mạnh trong 10 phút mà không dừng lại. Nó có vẻ rất lâu khi bạn thực sự làm điều này, do đó cần có thêm ai đó kiểm tra thời gian giúp bạn.

- Nếu bạn chảy máu mũi không ngừng sau 10 phút bịt mũi, tiếp tục bịt mũi thêm 10 phút nữa. Nếu nó vẫn không dừng, hãy gọi người nhà nói chuyện với bác sĩ.

- Không ngoáy, chà xát hoặc xì mũi - nó có thể khiến mũi bạn chảy nhiều máu hơn.

Một số trường hợp khi bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc cấp cứu:

- Bạn thấy chóng mặt, yếu, hoặc uể oải.

- Mũi bạn chảy máu nhanh hơn hoặc bạn mất quá nhiều máu.

- Bạn mới vừa bắt đầu uống một loại thuốc mới.

- Bạn có các triệu chứng khác, ví dụ bầm tím bất thường trên cơ thể.

- Bạn chảy máu trong thời gian dài sau khi bạn bị thương.

- Bạn chảy máu từ nơi này sang nơi khác, ví dụ ở lợi.

- Hãy coi chừng chảy máu mũi.

Làm thế nào để không chảy máu mũi?

Không nên ngoáy mũi hoặc dính bất cứ thứ gì lên mũi. Tránh xì mũi quá mạnh, và nếu bạn bị dị ứng, nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn kiểm soát được vấn đề dị ứng, mũi của bạn sẽ không bị nghẹt và khó chịu.

Khi bên trong mũi thấy khô và ngứa, nó có thể kích thích bạn ngoáy mũi, chính vì thế bạn có thể thử một hoặc 2 mẹo sau để giúp mũi luôn ẩm ướt:

Sử dụng dung dịch nước muối nhỏ mũi, hoặc xịt mũi hoặc dạng gel 2 đến 3 lần mỗi ngày

Hỏi người lớn để cho một lượng nhỏ thuốc mỡ kháng sinh vào miếng gạc cotton, chèn miếng gạc vào lỗ mũi và nhẹ nhàng áp chúng vào vách mũi. Chỉ sử dụng đầu gạc để chèn. Có thể sử dụng đầu ngón tay để bôi thuốc mỡ vào.

Sử dụng máy làm ẩm trong phòng ngủ. Máy làm ẩm tạo ra lớp sương vào không khí và giữ không khí không quá khô. Khi không khí ẩm ướt, mũi bạn cũng ít bị khô hơn.

 

 

Theo VTV

.