Điện Biên: Cần hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ

Thứ Sáu, 17/05/2019, 07:46 [GMT+7]
Điện Biên TV - Sau thu hoạch lúa đông xuân, nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên tình trạng người dân đốt rơm, rạ diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ gây cháy rừng, chập điện, ảnh hưởng tới môi trường sống.
 

 

Tình trạng đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang vào mùa gặt lúa, sau khi thu hoạch người dân thường đốt rơm, rạ ngay tại cánh đồng, bên đường đặc biệt là khu vực cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên....điều này tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng, chập điện, ô nhiễm môi trường.

Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang trong thời điểm nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 38°C đến 40°C, có nơi trên 40°C. Thời tiết nắng nóng, oi bức cộng việc đốt rơm, rạ thường xuyên nguy cơ cao xảy ra cháy rừng mùa nắng nóng. Chính vì vậy người dân cần hạn chế đốt rơm, rạ vào thời điểm này.

Tiềm ẩn mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường

s
Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO. Đây là loại khí rất độc, có thể gây chết người.

 

Theo ghi nhận của phóng viên sau khi thu hoạch lúa nhiều gia đình không có nhu cầu sử dụng rơm, rạ, nên sau khi thu hoạch đã gom lại và đốt ngay tại bờ ruộng, bên cạnh đường quốc lộ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.

Mặt khác việc người dân đốt rơm, rạ không chỉ che khuất tầm nhìn, mà còn có hại cho sức khỏe của người tham gia giao thông. Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi...

Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở... Đặc biệt, vào những ngày trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm trong không khí còn gây tác hại dài ngày.

Chính vì thế để hạn chế tối đa người dân đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa đông xuân, thiết nghĩ, thời gian tới, các cấp, ngành cần đẩy mạng tuyên truyền, định hướng cho người dân cách thức xử lý rơm rạ từ đó để tình trạng này không diễn ra nữa./.

 
 
 
Tử Long/DIENBIENTV.VN
.