Điện Biên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật được thành lập những thuận lợi và khó khăn thách thức

Thứ Bảy, 20/10/2018, 15:37 [GMT+7]

Điện Biên TV - Sự ra đời của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) đã tạo thuận lợi trong công tác quản lí, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn về xáo trộn tâm lí cũng như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Trung tâm cho đến năm 2021.

Sở Y tế tỉnh Điện Biên đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 16 –NQ/TU ngày 16/3/2018 của Ban Thường vụ tỉnh ủy; Kế hoạch 2054-KH – UBND ngày 31/7/ 2018 của UBND tỉnh về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18 –NQ/TW của BCH –TW khóa 12; trên cơ sở hướng dẫn Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BNV Sở y tế tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng Đề án: Kiện toàn sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của Sở Y tế tỉnh Điện Biên, trong đó có nội dung kiện toàn tổ chức đơn vị sự nghiệp tuyến tỉnh.

Thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật, sáp nhập 7 Trung tâm để thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật ( gồm Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm phòng chống sốt rét- kí sinh trùng- côn trùng; Trung tâm nội tiết; Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm phòng chống bệnh xã hội.

1
Sáp nhập 7 Trung tâm để thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên. ảnh - Lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên

 

Đối với việc kiện toàn 7 Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hợp nhất thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật, giai đoạn trước mắt, sau khi sáp nhập thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật đi vào hoạt động, 7 Trung  tâm vẫn phải hoạt động tại cơ sở cũ sẽ thiếu tập trung.

Phòng khám đa khoa, chuyên khoa của Trung tâm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chưa thể tập trung về một mối được, vì chưa có trụ sở, hơn nữa các phòng khám hoạt động theo lĩnh vực chuyên khoa: ( Khoa mắt, Da liễu; Khám nội tiết; Chăm sóc sức khỏe sinh sản……) tương tự đối với công tác xét nghiệm cũng vậy, các Labo xét nghiệm được triển khai theo chuyên môn như: Xét nghiệm HIV; xét nghiệm Nấm, Da liễu tại Khoa xét nghiệm của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội; xét nghiệm kí sinh trùng…..

Khoảng cách giữa các đơn vị đối với Trung tâm Y tế dự phòng ( địa điểm Trung tâm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật) đều cách xa, khoảng cách xa nhất là Trung tâm phòng chống HIV/AIDS là 0,2 km do đó sẽ liên quan đến vấn đề đảm bảo an nin, trật tự do số nhân viên bảo vệ phải giảm sau khi sáp nhập.

Theo Quyết định của UBND tỉnh giao biên chế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là 227 biên chế, sau khi hoạt động đến hết năm 2018 cần phải giảm 17 biên chế so với số biên chế hiện có và tiếp tục thực hiện giảm 20%/ tổng số 244 biên chế đến năm 2021.

Các đối tượng tinh giảm trong đợt sáp nhập này chủ yếu là cán bộ trung gian, phục vụ, hành chính, kế toán, văn thư, nhân viên phụ vụ, lái xe. Những năm tiếp theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sẽ phải giảm đến cán bộ chuyên môn, do ngành Y tế có đặc thì riêng về công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh nhân.

1
Theo Quyết định của UBND tỉnh giao biên chế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là 227 biên chế, sau khi hoạt động đến hết năm 2018 cần phải giảm 17 biên chế so với số biên chế hiện có và tiếp tục thực hiện giảm 20%/ tổng số 244 biên chế đến năm 2021

 

Đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, ngoài việc triển khai thực hiện công tác chuyên môn, chỉ đạo tuyến và trực tiếp đi cơ sở, nếu tiếp tục tinh giảm biên chế sẽ khó khăn về nhân lực của Trung tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao trong những năm 2020-2021.
 
 Hiện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã được thành lập và đi vào hoạt động, Sở Y tế đã thực hiện việc sắp xếp bộ máy lãnh đạo Trung tâm gồm Ban giám đốc và Khoa, Phòng chuyên môn theo trình độ chuyên ngành, năng lực cán bộ để tập trung lãnh đạo Trung tâm triển khai hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, để không làm ảnh hưởng đến thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chương trình mục tiêu y tế năm 2018.

Trung tâm từng bước kiện toàn tổ chức, bố trí nhân lực theo biên chế được giao, săp xếp nhân lực phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí làm việc từng Khoa, Phòng của Trung tâm CDC; bố trí sắp xếp lại các Khoa, Phòng tại trụ sở của các đơn vị phù hợp, tương ứng lĩnh vực khoa chuyên môn.

Trước khi Sáp nhập Ban giám đốc 7 Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh có tổng số 18 cán bộ lãnh đạo, trong đó có 7 Giám đốc các Trung tâm; 11 phó giám đốc Trung tâm, Sở y tế đã lựa chọn trong 7 đồng chí giám đốc các Trung tâm để bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm, bổ nhiệm 3 phó giám đốc Trung tâm theo Quyết định của Tỉnh; 6 đồng chí giám đốc các Trung tâm còn lại bố trí phó giám đốc Trung tâm đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và đến thời điểm năm 2021 chỉ còn 3 phó giám đốc; 11 đồng chí phó giám đốc xem xét khả năng trình độ để bố trí vị trí trưởng Khoa, Phòng.

Theo đề án của Sở Y tế đã trình, tổng số biên chế dôi dư sau khi sáp nhập thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là 17, trong đó nhân viên hành chính, kế toán, lái xe, phục vụ, bảo vệ. Trong số dôi dư, đa số là cán bộ trẻ, do đó Sở Y tế thực hiện rà soát các đơn vị trong ngành còn thiếu vị trí làm việc như trên để điều động cho các đơn vị và xem xét cho cán bộ nghỉ theo chế độ của Nghị định 108/2014 /ND-CP ngày 20/11/2014 của Chính Phủ.

Đối với cán bộ lãnh đạo Trưởng khoa, phó khoa sau khi kiện toàn sắp xếp tổ chức thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật không giữ chức vụ lãnh đạo quản lí, Trưởng phó khoa phòng hoặc bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng, thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng cho đến hết thời hạn giữu chức vụ bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 6 tháng.

Tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bác sĩ Hoàng Thị Tỉnh  không tránh khỏi băn khoăn trăn chở việc sáp nhập 7 cơ quan chuyên khoa tuyến tỉnh về một đầu mối là: Trung tâm kiểm soát bệnh tật thì công việc lãnh đạo, chỉ đạo rất thuận lợi, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít khó khăn thách thức do chưa có cơ sở hạ tầng.

Lẽ ra việc sáp nhập này phải được chuẩn bị thật kĩ lưỡng từ 2 đến 3 năm trước, hiện tại như vậy cũng mới chỉ là sáp nhập theo danh nghĩa. Bởi vì Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản mang tính đặc thù chuyên biệt, hoạt động chuyên môn của đơn vị bao phủ rộng khắp từ tỉnh đến thôn bản.

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế tại địa phương bao gồm các nội dung: chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ em; dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên; sức khỏe sinh sản nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an toàn; phòng, chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; dự phòng, điều trị vô sinh.

Đồng thời, làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh.

Vào những ngày này, Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe gồm có 17 biên chế, họ đang khẩn trương bàn giao tài chính, tài sản, nguồn nhân lực  để hợp nhất cơ quan thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Trung tâm Truyền thông - GDSK có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Sở Y tế về công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân, chuyển tải chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ Y tế để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tỉnh.

Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khoẻ và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các hoạt động các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mạng lưới Truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Bộ Y tế và các cấp, các ngành có liên quan để đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và cộng tác viên làm công tác Truyền thông giáo dục sức khoẻ.

1
Trao quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Trung tâm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

 

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nghiên cứu và sản xuất các tài liệu về Truyền thông giáo dục sức khoẻ theo quy định hiện hành. Quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước để phát huy hiệu quả hợp tác quốc tế về lĩnh vực Truyền thông giáo dục sức khoẻ. Trong lúc hợp nhất cơ quan, không tránh khỏi những tâm trạng dao động, đặc biệt là đối với những người nằm trong tình trạng dôi dư. Trong lúc giao thời lãnh đạo đơn vị đã chủ động quan tâm động viên kịp thời tâm tư tình cảm tư tưởng cán bộ công nhân viên để công việc vẫn tiến hành trôi chảy, tránh dao động, xáo trộn không cần thiết.
 
Mặc dù việc cơ sở làm việc phân tán cũng ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý, điều hành của đơn vị, nhưng với sự bố trí công việc hợp tình, hợp lý của lãnh đạo Sở Y tế cũng như lãnh đạo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nên đến nay cán bộ, viên chức và người lao động của Trung tâm yên tâm công tác.

Theo ý kiến của cán bộ, viên chức và người lao động của Trung tâm, đến nay, họ được phân công công tác tại các phòng chức năng, khoa chuyên môn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Trước mắt, với số nhân lực hiện có cơ bản bảo đảm thực hiện công tác chuyên môn về y tế dự phòng.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm rất ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc sáp nhập các đơn vị để tinh gọn bộ máy tổ chức và hài lòng với việc phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn và sở trường công tác của bản thân. Tuy nhiên, về lâu dài, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cần được bổ sung một số vị trí công tác như: bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm… để mở rộng các dịch vụ y tế như xét nghiệm giun sán, triển khai kỹ thuật ELISA… nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

Trong thời gian tới, ngành Y tế tỉnh sẽ tập trung triển khai một số biện pháp về sắp xếp, bố trí nhân lực, trong đó chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ viên chức, đặc biệt chú trọng công tác đào tạo liên tục. Đồng thời, rà soát, luân chuyển các vị trí chuyên môn để trau dồi kỹ năng, rèn luyện tay nghề thích ứng với nhiều vị trí công tác khác nhau, nhằm đáp ứng với mọi công việc của hệ y tế dự phòng trong giai đoạn hiện nay./.

                                                                      

 

 

Quang Phong/DIENBIENTV.VN

.