Điện Biên

Giảm nghèo từ Tín dụng chính sách

Thứ Bảy, 25/08/2018, 16:28 [GMT+7]

Điện Biên TV - Tín dụng chính sách xã hội được coi là nguồn lực tiếp sức cho vùng khó, tạo sinh kế giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là hộ nghèo, từ đây đã góp phần không nhỏ làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội được triển khai trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được cấp ủy chính quyền các cấp đánh giá cao, được nhân dân nhiệt tình đón nhận, thể hiện sự phù hợp giữa chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế xã hội tại địa phương.

Tín dụng chính sách xã hội đã phát huy được đa dạng các nguồn lực để chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, quản lý và hướng dẫn người nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đảm bảo khả năng hoàn trả vốn.

1
Tín dụng chính sách xã hội được coi là nguồn lực tiếp sức cho vùng khó, tạo sinh kế giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là hộ nghèo

 

Hoạt động tín dụng chính sách đã góp một phần quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên. Vốn tín dụng đã kịp thời hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu của người dân ổn định đời sống, từng bước đưa khoảng cách giầu nghèo trên địa bàn dần được thu hẹp.

Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và ổn định, nạn di dịch cư tự do được hạn chế, góp phần tích cự trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đặc biệt đã góp phần tích cực vào giảm nghèo tại cơ sở, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm 3,85%, trật tự xã hội được duy trì quốc phòng an ninh và biên giới chủ quyền quốc gia được giữ vững, niềm tin của nhân dân các dân tộc đối với chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố

Với phương thức quản lý vốn tín dụng thông qua ủy thác cho các tổ chức Chính trị - Xã hội thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay, thông qua hoạt động ủy thác thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, chất lương hoạt động công tác Hội, đoàn thể được nâng lên rõ rệt , đặc biệt tại cơ sở.

Các Hội, đoàn thể có điều kiện có điều kiện tập hợp hội viên, tổ chức sinh hoạt được duy trì thường xuyên đây là điều kiện thuận lợi để vận động, tuyên truyền hội viên học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác Hội, định hướng giúp nhau phát triển kinh tế gia đình…như Hội Phụ nữ đã thu hút được trên 50 ngàn hội viên và đã có trên 5 ngàn hội viên thoát nghèo nhờ vay vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Hội Nông dân đã thu hút thêm 30 ngàn hội viên và tạo điều kiện cho hơn 8 ngàn hội viên thoát nghèo…

Tín dụng chính sách xã hội được triển khai đã tác động không nhỏ đời sống xã hội của hộ nghèo. Người dân cho rằng, nhờ nguồn vốn này đã cải thiện cuộc sống của họ. Khi tiếp cận được vốn, lại được giúp đỡ của các ngành các cấp, đặc biệt là hội đoàn thể, tổ tiết kiệm vốn tại địa phương thông qua hình thức này nên đã tạo nên tác động kép. Mặc dù giảm nghèo còn chậm nhưng cuộc sống của đồng bào yên ổn, thắt chặt mối đoàn kết dân tộc.

1
Được vay vốn để mua trâu sinh sản chăn nuôi, gia đình anh Trần Văn Khường (thôn Hợp Thành) xã Núa Ngam đã có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống

 

Có thể nói, Tín dụng chính sách xã hội được coi là nguồn lực tiếp sức cho vùng khó, tạo sinh kế giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là hộ nghèo, từ đây đã góp phần không nhỏ làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn.

Bởi lẽ, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách, người nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội học tập, tìm kiếm việc làm, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, cải thiện cuộc sống và tăng thu nhập cho gia đình
 
Với những phản hồi tích cực, tín dụng chính sách đã và đang phát huy vai trò của mình và trở thành một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo cơ bản và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

 

 

Hương Trà/DIENBIENTV.VN

.