"Đổi mới kỹ thuật trong SXTC phát thanh tiếng dân tộc"

Thứ Ba, 08/05/2018, 09:52 [GMT+7]
Điện Biên TV - Tại Hội thảo Phát thanh – Truyền hình trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đài PT - TH tỉnh Điện Biên tham luận với chủ đề "Đổi mới kỹ thuật trong SXTC phát thanh tiếng dân tộc", chủ đề đã được đông đảo bạn bè, đồng nghiệp đồng tình, ủng hộ.
 
 
s
Hội thảo Phát thanh - Truyền hình trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra tại Tp. Vinh tỉnh Nghệ An vừa qua

Nhiều khó khăn trong việc  SXCT tiếng dân tộc

Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số 38%, thứ hai là dân tộc Mông 34,8%, thứ ba là dân tộc Kinh 18,4%, còn lại là các dân tộc khác. Vì vậy phủ sóng chương trình Phát thanh tỉnh có vai trò rất quan trọng.
 
Một ngày chương trình phát thanh Điện Biên được sản xuất (5-7)h/ngày, trong khi thời gian phát sóng là 19h/ngày do vậy phải khai thác và phát lại cả tiếng Thái, Mông và tiếng Phổ thông. Để thực hiện SXCT tiếng dân tộc, trong khi các kỹ thuật viên ở Đài Điện Biên thì hầu hết không biết tiếng, không biết chữ của hai dân tộc thái và mông.
 
Do vậy, trong quá trình thực hiện sản xuất các chương trình phát thanh tiếng dân tộc hàng ngày là rất khó khăn, việc nhầm lẫn là khó tránh khỏi nhất là khi thực hiện lưu trữ, khai thác và biên tập lại các bài hát và các chuyên mục tiếng Thái và tiếng Mông từ thực tế đó Đài PT - TH tỉnh Điện Biên đã đổi mới SXCT phát thanh tiếng dân tộc từ đó mang lại nhiều hiệu quả cao
 
Kỹ sư Hồ Vạn Tấn - Đài PT - TH tỉnh Điện Biên cho biết: “Việc áp dụng kỹ thuật số cho phép kỹ thuật viên chỉ cần gọi đúng tên lưu trong hệ thống sẽ ra ngay file cần tìm không cần phải biết tiếng dân tộc. Trước đây phải làm thủ công, mỗi khi làm phải có cả biên tập viên tiếng dân tộc cùng ngồi mới biết và làm đúng, nay việc này đã đơn giải hơn nhiều”.
 
Giải pháp và cách làm mang lại hiệu quả cao
 
Trong những năm vừa qua Bộ phận KTPT đã phối hợp tốt với các phòng khối nội dung làm tốt vấn đề này. Việc ứng dụng CNTT vào công tác lưu trữ đã từng bước được triển khai tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tìm kiếm, khai thác được nhanh chóng và thuận lợi.
 
s s
Đài PT - TH tỉnh Điện Biên tham luận tại Hội thảo 

Bước đầu thay vì lưu tên bài hát, tên nghệ nhân biểu diễn, tên người sáng tác trên file âm thanh bộ phận kỹ thuật sẽ  gán cho file âm thanh đó một số ký tự và các con số đã được quy ước thống nhất. Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm lưu trữ các file tư liệu theo từng chuyên mục, chuyên đề, chương trình ca nhạc trên máy chủ một cách khoa học theo từng chủ đề, theo thời gian. 

Song song với việc này các phòng khối nội dung lưu trữ trên bản word. Bản word có một số thông tin mô tả về file tư liệu đó như: Số thứ tự, tên file (theo quy ước), nội dung, thời lượng, ngày phát sóng, ngày phát lại…(Được lưu bằng chữ và tiếng dân tộc). Thông tin này được cập nhận thường xuyên. Nhờ vậy khi cần tìm kiếm, khai thác sử dụng sẽ được nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

Tương tự như vậy các chuyên đề, chuyên mục cần lưu trữ cũng được mã hóa theo quy ước đã được thống nhất giữa phòng KT&CN và phòng PTTH tiếng dân tộc theo nội dung, chủ đề, theo thời gian làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc khai thác phát lại.
 
 
s
Kỹ sư Hồ Vạn Tấn - Đài PT - TH tỉnh Điện Biên (bên phải ) trao đổi phương pháp đổi mới kỹ thuật trong SXTC phát thanh tiếng dân tộc với đồng nghiệp.

Như vậy nếu trước đây, công nghệ chưa phát triển, việc sản xuất, lưu trữ các chương trình phát thanh tiếng dân tộc là rất khó khăn. Giờ đây từ khi áp dụng đổi mới kỹ thuật trong sản xuất các chương trình phát thanh tiếng dân tộc thì việc làm này đã mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong việc lưu trữ./.

 
 
 
 
Tử Long
.