Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019

Nét tài hoa của người phụ nữ Thái trong nghệ thuật dệt Thổ cẩm

Thứ Ba, 22/10/2019, 13:43 [GMT+7]

Điện Biên TV - Có thể nói hàng dệt thổ cẩm của người Thái với những họa tiết sinh động, phong phú, nhã nhặn đã thực sự chiếm được tình cảm của du khách khi đến với Ngày hội dân tộc Thái lần thứ 2 được tổ chức tại tỉnh Điện Biên

Đến với Ngày hội dân tộc Thái lần thứ 2 được tổ chức tại tỉnh Điện Biên từ ngày 18 - 20/10/2019, trong mỗi gian hàng trưng bày của người Thái 5 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Thanh Hóa đều có một không gian trưng bày riêng cho các công cụ, nguyên liệu, sản phẩm thổ cẩm, khăn Piêu của đồng bào dân tộc Thái. Tại đây, du khách được giới thiệu tỉ mỉ và và được xem phần trình diễn các thao tác cơ bản để dệt hoàn chỉnh một sản phẩm thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Thái tại mỗi địa phương.

1
Người phụ nữ Thái trước đây ngoài chăm chỉ làm nương rẫy, chăn nuôi sản xuất thì họ còn biết quay tơ, kéo sợi dệt vải tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho gia đình và bạn bè

Mỗi vùng, thổ cẩm của người Thái Tây Bắc cũng khác nhau. Nếu như thổ cẩm của người Thái Yên Bái có màu thẫm hơn, sử dụng nhiều gam màu trầm, thì thổ cẩm của người Thái Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa lại tươi sáng, rực rỡ.

Có thể nói, nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề thủ công truyền thống của dân tộc Thái. Nghề dệt thổ cẩm trước tiên đáp ứng nhu cầu nhiều mặt trong cuộc sống của đồng bào, các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày như quần áo, khăn, màn, váy, nệm, chăn, gối, túi,.. và những sản phẩm dùng trong cưới hỏi, ma chay, nghi lễ tôn giáo.... 

Để dệt được một tấm thổ cẩm đẹp đòi hỏi người dệt phải trải qua nhiều công đoạn vì chỉ dùng tay và chân là chính.
Để dệt được một tấm thổ cẩm đẹp đòi hỏi người dệt phải trải qua nhiều công đoạn vì chỉ dùng tay và chân là chính.

Đối với người Thái, nghề dệt thổ cẩm không chỉ phục vụ nhu cầu cuộc sống sinh hoạt, đem lại giá trị kinh tế mà điều quan trọng nhất là nghề dệt còn chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao, thể hiện quan niệm triết lý của cộng đồng, vì vậy dù đã trải qua lịch sử hàng trăm, hàng ngàn năm nó vẫn được cộng đồng dân tộc người Thái trân trọng, giữ gìn và phát triển cho mãi đến bây giờ.

1

Các sản phẩm từ dệt thổ cẩm, đặc biệt là trang phục của phụ nữ dân tộc Thái thể hiện đặc điểm của cư dân nông nghiệp trồng trọt, biết tìm tòi các nguyên liệu trong tự nhiên để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện lối sống, quan niệm thẩm mỹ, tư tưởng xã hội, tín ngưỡng,... là biểu trưng cho nét đẹp văn hóa truyền thống của tdân tộc mình.

Trong tổng thể trang phục phụ nữ Thái, nghệ thuật trang trí trên khăn Piêu chiếm một vị trí rất quan trọng. Đây là sản phẩm văn hóa đặc sắc, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Thái, là “biểu hiện của tư duy thẩm mỹ dân gian được tiếp nối qua nhiều thế hệ”
Trong tổng thể trang phục phụ nữ Thái, nghệ thuật trang trí trên khăn Piêu chiếm một vị trí rất quan trọng. Đây là sản phẩm văn hóa đặc sắc, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Thái, là “biểu hiện của tư duy thẩm mỹ dân gian được tiếp nối qua nhiều thế hệ”
1
Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái rất đa dạng, phong phú, bao gồm: trang phục, vải, chăn hoa, váy thêu, khăn piêu, dải thắt lưng hoa ...
Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái rất đa dạng, phong phú, bao gồm: trang phục, vải, chăn hoa, váy thêu, khăn piêu, dải thắt lưng hoa ...

Trang phục truyền thống của các dân tộc không chỉ là đặc trưng để dễ dàng phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác thông qua hình thức bên ngoài, mà nó còn là biểu hiện khát vọng sinh tồn, ý thức đề cao tự hào của dân tộc đó. Nghề dệt thổ cẩm luôn là niềm tự hào của người Thái và nét đẹp này đến nay vẫn được lưu giữ, bảo tồn và trao truyền cho các thế hệ con cháu mai sau.

 

 

Hương Trà/DIENBIENTV.VN

.