Điện Biên

Tình hình sinh vật gây hại trên cây Lúa vụ Đông xuân 2017-2018 có xu hướng gia tăng

Thứ Hai, 21/05/2018, 09:27 [GMT+7]

Điện Biên TV – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh thông báo tình hình một số đối tượng sinh vât gây hại có xu hướng lây lan diện rộng trên lúa vụ Đông xuân, đồng thời đề xuất các địa phương chủ động quản lý tình hình SVGH trên lúa từ nay đến cuối vụ thu hoạch.

Trong đó, tập đoàn Rầy có mật độ và phạm vi gây hại tăng so với kỳ trước, phổ biến 25 - 480 con /m2, cao 2.500 con/m2, trưởng thành; cục bộ 3.900 con/ m2 (tại tp Điện Biên Phủ), lớn hơn 2.000 con/m2 (Điện Biên). Mật độ ổ trứng phổ biến từ 20 - 65 ổ/m2, cao 180 ổ/m2, cục bộ 250 ổ/m2 (tại Tuần Giao, Điện Biên, tp Điện Biên Phủ).

1
Tình hình sinh vật gây hại trên cây Lúa vụ Đông xuân 2017-2018 có xu hướng gia tăng


Bệnh đạo ôn trên lá, cổ lá tiếp tục gây hại các trà lúa tại địa bàn huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Tuần Giao, TX. Mường Lay, Tp Điện Biên Phủ  (chủ yếu trên các giống Bắc thơm, Séng cù, BC15, Nàng xuân...) với tỷ lệ phổ biến 1-5%, cao 36% lá, cổ lá, cấp 5; cục bộ theo chòm ổ tại 80-90% lá, cấp 9 tại Điện Biên, TP Điện Biên Phủ. Trên cổ bông xuất hiện gây hại trên trà sớm - chính vụ, tỷ lệ phổ biến 1%, cao 4% bông (Điện Biên).

Bên cạnh đó bệnh khô vằn cũng có diễn biến gây hại tăng nhanh so với kỳ trước trên các trà lúa địa bàn huyện Điện Biên, TP Điện Biên Phủ, Tuần Giao, Mường Chà, Mường Ẳng, Mường Lay, tỷ lên phổ biến 2-10%, cao 50% dảnh, cấp 3,5; cục bộ 90% dảnh, cấp 7 (Điện Biên, TP Điện Biên Phủ).

Ngoài ra bênh bạc lá, bệnh đốm nâu, bọ xít dài, chuột, sâu đục thân hai chấm, nhện gié, sâu cắn gié, thối thân, thối bẹ... vẫn có xu hướng gây hại trên đồng ruộng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi phát hiện sớm các diễn biến của đối tượng sinh vật gây hại để quản lý phòng trừ kịp thời, đảm bảo chất lượng sản xuất vụ Đông xuân 2017- 2018. Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý sinh vật gây hại, khuyến cáo sử dụng các loại thuốc bảo vệ thức vật có nguồn gốc sinh học, thuộc thế hệ mới, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, bám sát đồng ruộng, tập trung chỉ đạo nông dân phun trừ rầy hiệu quả khi mật độ đến ngưỡng.

Đồng thời tổng hợp, đánh giá hiệu quả các diện tích phun phòng đạo cổ ôn bông trên trà cực sớm - chính vụ; dự báo, cảnh báo tốt các đối tượng SVGH, chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương biện pháp quản lý hiệu quả, cụ thể về thời gian, vùng, trà lúa, kỹ thuật phòng trừ./.
 

 

Minh Trang

.