Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (Kỳ VI)

Thứ Bảy, 13/04/2019, 14:58 [GMT+7]

Điện Biên TV - Thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Đoàn ĐBQH tỉnh tổng họp ý kiến giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV của các Bộ, ngành Trung ương gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và các vị đại biểu Quốc hội tỉnh để giám sát, chỉ đạo và thông báo đến cử tri

...tiếp theo.

IV. Bộ Y TẾ

Kiến nghị: Theo Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 29/3/2016 của Bộ Y tế không thu tiền tạm ứng đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, cử tri phản ánh thời gian qua khi vào bệnh viện thăm khám hay nhập viện điều trị tại mót số bệnh viện tuyển Trung ương, mức thu tạm ứng viện phí quá cao. Nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhất là đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi thì để đáp ứng sổ tiền đóng tạm ứng là quá khó khăn.

Đề nghị Bộ Y tế quan tâm xem xét thực hiện mức tạm ứng phù họp với đối tượng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số để họ có điều kiện khám bệnh tuyến Trung ương; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế về việc thực hiện Chỉ thị này.

Hình minh họa
Hình minh họa


Trả lời: (Văn bản số 1375/BYT-VPB1 ngày 15/03/2019 của Bộ Y tế).

Tại Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trường Bộ Y tế về hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh và Chỉ thị số 06/CT- BYT ngày 29/3/2016 của Bộ Y tế về việc tăng cường bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện điều chỉnh, thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì đều quy định cho các bệnh viện không thu tiền tạm ứng đối với người bệnh.

Tại quy chế bệnh viện, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và nhiều văn bản liên quan khác đều yêu cầu các cơ sở y tế phải “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyêt tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai” - trích Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Tuy nhiên, theo ý kiến, kiến nghị của cử tri tại một số bệnh viện vẫn có tình trạng thu tiền tạm ứng của người bệnh. Đây có thể là người bệnh vượt tuyến, trái tuyến, người bệnh có nguyện vọng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu (theo quy định cụ thể của bệnh viện) hoặc người bệnh sử dụng những kỹ thuật, dịch vụ không thuộc danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Việc thu tiền tạm ứng có thể tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ bệnh của người bệnh có sự khác nhau giữa các bệnh viện.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức Đoàn kiểm tra để tìm hiểu cụ thể vấn đề nêu trên và sẽ có văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở các bệnh viện thu tiền tạm ứng của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế của các bệnh viện trên toàn quốc, nếu phát hiện có các sai phạm sẽ có hình thức xử lý kịp thời.

V. TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Kiến nghi: Theo Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hiện hành, quy định Đại hội chi đoàn cơ sở 05 năm 02 lần ; chi đoàn thôn, bản là 01 năm 01 lần. Cử tri cho rằng như vậy là không phù hợp với đặc thù ở thôn, bản miền núi; thời gian giữa hai kỳ đại hội ngắn, tốn kém thời gian, kinh phí, thiểu ổn định về tổ chức. Đề nghị Trung Ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xem xét cho kéo dài nhiệm kỳ chi đoàn cơ sở.

Trả lời: (Văn bản số 2093-CV/TWĐTN-BTC ngày 28/12/2018 của Ban Chấp hành Trung ương).

Tại mục 2, Điều 20, Điều lệ Đoàn khóa XI quy định: Đại hội chi đoàn khu vưc địa bàn dân cư, chi đoàn trong trường học, Đoàn trường THPT, Đoàn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là 1 năm 1 lần. Đại hội chi đoàn cơ sở; chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; Đoàn trường trung cấp là 5 năm 2 lần ”.

Đối với chi đoàn trên địa bàn dân cư: Trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn khóa X (nhiệm kỳ 2012 - 2017), Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã thực hiện thí điểm nhiệm kỳ của Đoàn cơ sở và chi đoàn ở các khu vực đặc thù tại 19 tỉnh, thành phố, trong đó thí điểm nhiệm kỳ đại hội chi đoàn khu vực địa bàn dân cư là 5 năm 2 lần.

Qua 4 năm thực hiện thí điểm cho thấy, chi đoàn khu vực địa bàn dân cư gặp nhiều khó khăn do nhân sự biến động thường xuyên dẫn đến kiện toàn vượt quá số lượng ủy viên ban chấp hành do đại hội quyết định; việc tổng kết, đánh giá hoạt động của nhiệm kỳ không thuận lợi do thời gian của nhiệm kỳ dài, công tác lưu trữ tài liệu ở chi đoàn còn hạn chế.

Qua khảo sát thực tế cho thấy quy mô chi đoàn ở địa bàn dân cư khá nhỏ (chi đoàn có số đoàn viên dưới 5 chiếm khoảng 20%; chi đoàn có số đoàn viên dưới 15 chiêm trên 50%). Với quy mô đoàn số nhỏ như vậy, tình hình đoàn viên có biến động lớn do đó nêu nhiệm kỳ càng dài sẽ càng khó khăn trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, với sổ lượng đoàn viên như vậy, việc tổ chức đại hội chi đoàn sẽ có quy mô tương đương một buổi sinh hoạt chi đoàn định kỳ nên không thể nói tốn kém thời gian và kinh phí. Vì vậy, nhiệm kỳ của chi đoàn trên địa bàn dân cư là 1 năm 1 lần là phù hợp. Trên cơ sở đánh giá nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI đã thống nhất thông qua quy định về nhiệm kỳ Đại hội chi đoàn khu vực địa bàn dân cư (1 năm 1 lần).

Đối với chi đoàn cơ sở: Tại mục b, Điều 17 (khoản 4, 5) Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa XI quy định: “ chi đoàn có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về địa giới hành chính hoặc đối tượng, được sự thống nhất của cấp ủy đảng cùng cấp (nếu có) thành lập chi đoàn cơ sở và do ban thường vụ đoàn cấp huyện, cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định. Chi đoàn cơ sở được sử dụng con dấu theo quy định và có quyền hạn như đoàn cơ sở.

Như vậy, chi đoàn cơ sở chỉ được thành lập ở những đơn vị có tính đặc thù về nhiệm vụ chính trị, địa giới hành chính hoặc đối tượng. Bên cạnh đó, quy mô của chi đoàn cơ sở là nhỏ hơn Đoàn cơ sở nhưng lại lớn hơn chi đoàn; có nhiệm vụ, quyền hạn như Đoàn cơ sở. Vì vậy, quy định nhiệm kỳ của chi đoàn cơ sờ là 5 năm 2 lần như hiện nay là có căn cứ và phù hợp với yêu cầu của tổ chức và thực tiễn công tác Đoàn.

Đây là quy định của Điều lệ Đoàn (văn bản do Đại hội đại biểu đoàn toàn quốc thông qua) có gía trị trong giai đoạn 2017 - 2022 nên thẩm quyền sửa đổi các quy định của Điều lệ Đoàn thuộc về Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc. Việc cử tri đề nghị Trung ương Đoàn sửa đổi quy định này ở thời điểm hiện nay là không có cơ sở thực hiện.

Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ tiếp tục theo dõi, hướng dẫn hoạt động của tổ chức Đoàn nói chung và trên địa bàn dân cư nói riêng, để nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn ở khu vực này. Đến thời điểm tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ XII (năm 2022), Ban Chấp hành Trung ương Đoàn sẽ xem xét cụ thể các điều kiện cần thiết để quyết định việc tham mưu sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đoàn để đảm bảo phù họp yêu cầu của tình hình mới (nếu có).

 

 

BT/DIENBIENTV.VN

.