Phiên thường kỳ tháng 5

Kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thứ Tư, 30/05/2018, 08:38 [GMT+7]
Điện Biên TV - Ngày 29/5, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 5 với nhiều nội dung quan trọng.
s
Đồng chí Mùa A Sơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 5

 

Tại Phiên họp thường kỳ các đại biểu sẽ cho ý kiến vào 12 nội dung, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng trụ sở làm việc và trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình Phát thanh Truyền hình tỉnh Điện Biên theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT); Dự án trồng cây mắc ca kết hợp với trồng rừng, dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên

Dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé; Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến 2035 (hợp phần II quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110KV); Ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; Thành lập mới bản Mường Toong 6 và bản Mường Toong 7, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé.

Tại Phiên họp trong ngày 29/5, đã có nhiều đại biểu tham gia ý kiến 3 nội dung: Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng trụ sở làm việc và trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình Phát thanh Truyền hình tỉnh Điện Biên theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT); Dự án trồng cây mắc ca kết hợp với trồng rừng, dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên; Dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé 

Về Chủ trương đầu tư dự án Xây dựng trụ sở làm việc và trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình Phát thanh Truyền hình tỉnh Điện Biên.

Dự án Xây dựng trụ sở làm việc và Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình tỉnh Điện Biên dự kiến xây dựng trên diện tích đất 6.169,04m2; gồm khu nhà làm việc của cán bộ công chức và khu làm việc chuyên dùng, tại lô CQ 16 và 17, thuộc quy hoạch chi tết xây dựng Trung tâm hành chính, chính trị thuộc Khu vực mới phía Đông, TP. Điện Biên Phủ, phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Tổng mức đầu tư dự kiến 102 tỷ đồng. Hình thức đầu tư loại hợp đồng xây dựng BT và theo hình thức PPP.

Kết luận: Mùa A Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh nêu quan điểm: Tỉnh nhất quán chủ trương ủng hộ doanh nghiệp, nhà đầu tư nhưng các bước thực hiện phải theo các quy định hiện hành của Chính phủ, cụ thể là Nghị định số 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức công – tư.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng nêu cao vai trò trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện; đồng thời hướng dẫn nhà đầu tư các bước tiến hành đầu tư, đảm bảo nghiêm túc theo quy định mới. Về diện tích đất thuộc trụ sở cũ của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, định hướng của tỉnh là thu hút đầu tư xây dựng khách sạn với quy mô xứng tầm, phù hợp với quy hoạch của tỉnh.   

Về Dự án trồng cây mắc ca kết hợp với trồng rừng, dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên và Dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé.

 

s
Đồng chí Lò Văn Muôn, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh tham gia ý kiến về các Dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên

 

Đối với các Tờ trình Dự án trồng Mắc Ca kết hợp với trồng rừng, dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông huyện Điện Biên và Dự án trồng Mắc Ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé do Sở Kế hoạch – Đầu tư và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày.

Mặc dù cơ bản  đại biểu nhất trí với các phương án nêu ra. Đồng chí Lò Văn Muôn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề tập quán canh tác và sở hữu nương của người dân địa phương, tránh những vướng mắc, mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh khi triển khai dự án.

s
Đại diện doang nghiệp trồng Mắc Ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé phát biểu ý kiến, nguyện vọng của doang nghiệp.

 

Đối với Dự án trồng Mắc Ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé, vì cây mắc ca là cây đa mục đích nên ngoài mục đích giải quyết việc làm, phát triển kinh tế còn là giải pháp phủ xanh rừng, khi người dân góp đất trồng mắc ca Dự án cần đảm bảo các mục đích về ổn định dân cư, hạn chế phá rừng làm nương, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. Kết luận nội dung này, thành viên phiên họp thống nhất bước đầu triển khai trồng 7.000ha mắc ca tại huyện Mường Nhé (trừ 2 xã: Sín Thầu, Sen Thượng), thực hiện theo phương án góp đất. 

s
Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại phiên họp thường kỳ ngày 29/5

 

Kết luận: Đồng chí Mùa A Sơn hoan nghênh các mục tiêu của nhà đầu tư, đồng thời đề nghị doanh nghiệp cần nắm bắt các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu trên địa bàn để cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tồn, mang lại hiệu quả cao, cùng với nhân dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày mai 30/5, phiên họp thường kỳ tiếp tục với các nội dung về Ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; Thành lập mới bản Mường Toong 6 và bản Mường Toong 7, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé.../.

 
 
 
Tử Long
.